Saturday, 13 December 2014

LYING, TELLING LIES, or TELLING a LIE



Everybody lies in one way or the other. Everybody has had experience of lying. Even the most honest person in the world has told a lie!
There is a notion that a relationship is being built on a falsehood.
Why do people lie?
People lie to benefit or protect themselves in some way. For example, individuals may lie by enhancing their qualifications to get a job or exaggerate their characteristics to make new friends. Presidential candidates may lie about their intentions to change the country in order to get votes. Children may lie to avoid being punished or in hopes of receiving a reward.

Thursday, 27 November 2014

Hướng dẫn học bài 12 (Anh Văn Phật Pháp)

Lesson 12:  THE BUDDHA’S PARINIBBĀNA
Paragraph 1. At the age of eighty, the Buddha, accompanied by a large assembly of monks, set out on a long journey from Gijjhakūta (the Vulture Peak) in Rājagaha to many towns, cities and villages where he preached the Dhamma, enlightening his disciples with various discourses, and emphasizing the fundamental doctrine of the Four Noble Truths:
“It is through not understanding the Four Noble Truths, O Bhikkhus, that we have had to wander so long in this weary path of rebirth both you and I !”.
Dịch:
P.1. Vào tuổi 80, Đức Thế Tôn, cùng với hội chúng đông đảo các Tỳ-kheo, thiết lập một hành trình dài từ núi Linh Thứu (Gijjhakūta) ở thành Vương Xá (Rājagaha) qua nhiều thị trấn, kinh thành và làng mạc, tại các nơi ấy Ngài đều thuyết pháp, khai ngộ cho các đệ tử với nhiều pháp thoại và nhấn mạnh giáo lý căn bản về Tứ Thánh Đế:
“Chính vì không hiểu Tứ Thánh Đế, này các Tỳ-kheo, mà chúng ta đã phải trôi lăn quá lâu trong con đường sinh tử đầy khổ nhọc này, cả ta cùng chư vị nữa!”

Friday, 21 November 2014

Cách dùng '-ing form' (tiếng Anh bài 2)

-ING FORM
Trong bài này chúng ta học cái thể cách gọi là ‘-ing-form’. Ví dụ, walking, lying, speaking, going, v.v. Chúng ta sử dụng ‘-ing form’ không chỉ với động từ (verb), mà còn với tính từ (adjective) và danh từ (noun), cho cả quá khứ, hiện tại, và tương lai. Hãy xem xét các trường hợp của ‘-ing form’ như sau: 
1. là một GERUND, còn gọi là ‘danh động từ’. Thể của nó là:
            a gerund = a verb + ing (verbal noun) [động từ thêm ‘-ing’]

Friday, 14 November 2014

Hướng dẫn học bài 11 (Anh Văn Phật Pháp)

Part I. THE FOUNDING OF THE SANGHA OF BHIKKHUNIS (The Order of Nuns)

Paragraph 1. It was at the request of Elder Ānanda, the devoted attendant, and Queen Gotamī, that the Buddha founded the Order of nuns. Just as he had granted the rank of the two chief disciples for the Order of monks, he appointed two chief female disciples, Venerable Khemā and Venerable Uppalavannā, for the Order of nuns headed by Venerable Bhikkhunī Gotamī.

Friday, 31 October 2014

Hướng dẫn học bài 10 (Anh Văn Phật Pháp)

How to learn Lesson 10

Paragraph.1. Thus have I heard: Once the Master was staying among the Magadhans at Ekanala, the Brahmin village near the Southern Hill (Dakkhinagiri). Then the Brahmin, farmer Bharadvaja, had in yoke five hundred ploughs for sowing time.
Dịch:
Đoạn 1: Như vậy tôi nghe: Một thời Bậc đạo sư đang ở trong dân chúng Ma-kiệt-đà tại Ekanala, ngôi làng Bà-la-môn gần Đồi phía nam (Dakkhinagiri). Lúc ấy, Bà-la-môn, người nông dân Bharadvaja, chuẩn bị 500 cỗ xe cho mùa gieo hạt.

Wednesday, 15 October 2014

Chánh Niệm và Xung Năng trong Phân Tâm Học

Đây là bản dịch từ một bài nghiên cứu sâu sắc lấy từ cuốn sách rất có chiều sâu về nghiên cứu Phật học, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lí học Phật giáo mà ngày nay được ứng dụng vào chuyên ngành tâm lí trị liệu. Đó là chương 23 trong cuốn sách "Buddhist Thought and Applied Psychological Research" (Tư tưởng Phật học và Nghiên cứu Tâm lí học ứng dụng), được Routledge xuất bản năm 2006. 
Sở dĩ tôi dịch bài này là vì sau khi đọc qua tôi cảm thấy rất thích thú về những ứng dụng rất tinh tế nhưng thiết thực của nó trong lĩnh vực trị liệu cho tự thân và cho chính những người mang 'sứ mệnh trị liệu'. Thật ra, danh từ 'trị liệu' nghe có vẻ mới mẻ nhưng kì thực thì nó đã là cái gì đó từ rất xa xưa. Đó là cái được rút ra từ những gì mà Đức Phật đã dạy còn gọi là những tư tưởng Phật học như là 'đối trị', 'điều trị', 'chữa trị'... cái tâm bệnh. Cái hay của nghiên cứu này là nó lấy các tư tưởng Phật học như là 'chánh niệm', 'ý thức', 'tỉnh thức', 'điều phục tâm', v.v. Đây cũng chính là trải nghiệm mà sau nhiều năm thực tập tôi cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm hơn, và cũng làm cho một số người thay đổi mà tôi hay nói là 'thay đổi thái độ là thay đổi cả cuộc đời'. 

Friday, 10 October 2014

Học và ôn tập bài 9 (Anh văn Phật Pháp)

Lesson 9: THE CONVERSION OF THE ROBBER ANGULIMĀLA
P 1. Angulimāla was a bloodthirsty robber who caused great destruction in the Kingdom of Kosala. Once the Lord, returning from his alms-round, entered the highway where lurked the robber. Then the Lord performed such a wonderful psychic power that the robber, although hurrying with all his might, was unable to catch up with the Lord who was walking at his ordinary pace. Then the robber stood still and said to the Lord:

Sunday, 5 October 2014

Các từ ngữ tiếng Anh trong chùa

English Vocabulary for Beginners in Buddhism


Danh xưng:
Đạo Phật:                           Buddhism
Đức Phật:                           the Buddha
Pháp:              the Dharma/Dhamma, the Teaching of the Buddha (the Buddha’s teaching)
Tăng:                                  the Sangha / Buddhist community of monks
Phật tử:                               Buddhists / Buddhist followers
Đại đức:                             Venerable
Thượng tọa/Hòa thượng:   Most Venerable
Tăng/Ni:                             Monk/Nun
Tỳ kheo/Tỳ kheo Ni:          Bhikkhu / Bhikkhuni: fully ordained monk/nun
Sa di/Sa di Ni (sāmaṇera): Novice / Female Novice
Ưu bà tắc (upāsaka):          Laymen
Ưu bà di (upāsikā):            Laywomen
Cư sĩ:                                  Laypeople / Laity
Thầy:                                  Teacher / Master
Tổ sư:                                 Patriarch
Đệ tử:                                 disciple / student
Pháp lữ                               Dharma friend
Pháp huynh:                       brother in Dharma
Pháp đệ:                             younger brother in Dharma

Saturday, 4 October 2014

Cách dùng mệnh đề liên hệ (tiếng Anh bài 1)

Chúng ta sử dụng relative clauses (mệnh đề liên hệ) là để nối 2 câu đơn giản lại với nhau, hoặc là bổ sung thêm thông tin cho câu.

Ví dụ: Angulimala was a bloodthirsty robber. He caused great destruction in the Kingdom of Kosala. 
=> Angulimala was a bloodthirsty robber who caused great destruction in the Kingdom of Kosala.

Wednesday, 17 September 2014

Hai loại Kinh điển và nguồn gốc của học thuyết Nhị đế


Tóm tắt*
Học thuyết nhị đế là một trong những phát triển quan trọng trong hệ thống tư tưởng của đạo Phật và nó có tầm quan trọng tột bậc trong trường phái Trung quán. Tuy nhiên, tư tưởng khởi thủy của nó lại xuất phát từ những giáo lí nguyên thủy của đạo Phật, mà trong đó, sự khác nhau về hai loại kinh được đề cập trong kinh tạng nguyên thủy thông thường được xem là căn bản cho sự phát triển đó. Mặc dầu cả hai truyền thống Bắc truyền và Nam truyền Phật giáo đều nỗ lực thiết lập một nhận thức về hai loại chân lí này, nó vẫn có những tranh cải xung quanh việc giải thích của nó dựa trên hai loại kinh này. Bài nghiên cứu này sẽ nỗ lực tìm hiểu xem có phải sự khác biệt về hai loại kinh là mầm mống cho sự phát triển của học thuyết nhị đế. Bài nghiên cứu cũng được sắp đặt để giải thích ý nghĩa của hai loại kinh, tìm kiếm một kết nối giữa hai loại kinh và nhị đế, và xem xét một sự phát triển từ sự khác nhau giữa hai loại kinh điển đến học thuyết nhị đế như là một sự mở rộng cần thiết và hợp lí từ những gì được tìm thấy trong kinh điển nguyên thủy Phật giáo. Mặc dầu sự khác biệt này không tất yếu được xem là một giả thuyết chung nhất, nhưng nó là một ý định quan trọng trong việc mô tả học thuyết về nhị đế.  

Thursday, 21 August 2014

Làm sao để dạy trẻ không nói dối



Mother with her daughter.jpg
Một nghiên cứu gần đây đề xuất rằng có thể lập chương trình để trẻ con không nói dối bằng những câu chuyện khen ngợi việc nói sự thật. Các nhà tâm lí và các nhà học thuật đều có chung quan điểm như thế.
Đây là nghiên cứu của một Giáo sư về tâm lí ứng dụng và phát triển thuộc Đại học Toronto xuất bản trên tạp chí Khoa học về tâm lí đã cho rằng, trí não của trẻ em được huấn luyện để nói lên sự thật.
Nghiên cứu cho rằng, trẻ em có thể học hỏi về tính chân thật từ những câu chuyện về tuổi thơ ca ngợi việc nói lên sự thật, hơn là những câu chuyện nói về việc trừng phạt khi nói dối.

Wednesday, 20 August 2014

Thập Mục Ngưu Đồ



THẬP MỤC NGƯU ĐỒ (十牧牛)
Ten Ox Herding Pictures (ox, bull, buffalo)

Bát Chánh Đạo



I. Duyên khởi Bát chánh đạo
Bát chánh đạo là nội dung chính của Bài Kinh Chuyển Pháp luân, mục đích xiển dương chân lí trung đạo.

A Dục Vương



A Dục Vương
Vua A dục thì không mấy ai còn xa lạ; tuy nhiên để xác định chính xác niên đại là điều rất khó khăn.

Quan điểm Phật giáo về Ngã



Quan điểm Phật giáo về Ngã (Buddhist view of self/soul)

Monday, 11 August 2014

Chánh niệm: Phương pháp thực hành trong Phật giáo


Chánh niệm là một kỹ thuật được tích hợp vào giáo lý của Đức Phật. Đây là yếu tố thứ bảy của Bát Chánh Đạo mà gói gọn những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Chánh niệm hay satisự ý thức toàn bộ về thân và tâm trong giây phút hiện tại. Đó là ý thức về cơ thể, về cảm xúc, về suy nghĩ và sự vật hiện tượng tác động đến thân và tâm.

Chánh niệm là
sự quan sát không dính mắc vào những gì đang xảy ra trong và xung quanh chúng ta trong giây phút hiện tại. Có chánh niệm nghĩa là hoàn toàn chú ý đến tất cả sự vật như-chúng-đang-là, không phản ứng hay khởi lên những suy nghĩ về những gì chúng ta cảm nhận vào lúc này. Trong việc thực hành chánh niệm, tâm được huấn luyện để duy trì trong hiện tại, cởi mở, yên tĩnh và tỉnh táo, chú tâm vào giây phút hiện tại và chấp nhận những suy nghĩ và phản ứng của chúng ta mà không phán xét.

Wednesday, 6 August 2014

Vì sao Phật lạy đống xương?


Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, một chi tiết quan trọng mà ai cũng có thể thấy được khi đọc tụng Kinh Vu lan. Đó là khi Kinh nói về Đức Phật lạy đống xương khô như sau: 

Một hôm, Đức Phật cùng chúng Tăng trên đường đi khất thực ngang qua một đoạn đường có nhiều đống xương khô ở bên đường. Ngài bèn dừng lại rồi thành kính cúi lạy đống xương. Sự việc này khiến cho cả đại chúng đều ngạc nhiên, mà càng thắc mắc hơn nữa là sau khi lạy xong, Ngài bảo A Nan hãy phân loại và sắp xếp đống xương lại cho thứ tự: đàn ông thì để theo đàn ông, đàn bà để theo đàn bà để khỏi bị lẫn lộn. Điều đó đã làm cho Tăng chúng và A Nan bối rối vì không biết làm thế nào để phân loại xương như Ngài bảo. Đức Phật nhân đó giảng dạy như sau:  

Monday, 4 August 2014

LỄ THÁNG BẢY



Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. (Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh - Nguyễn Du).

Cứ đến tháng bảy là trời đổ mưa không dứt. Những cơn mưa nặng hạt cứ tiếp nối nhau mãi không thôi. Mưa não nề tha thiết làm cho cảnh vật càng thêm da diết thê lương. Các loài muôn thú vì thế không thể tìm kiếm miếng ăn trong cái không gian lạnh ướt ấy ẩn mình trong những tàng cây cổ thụ, trong hang hốc của núi rừng, cất lên những tiếng kêu bi thương để gọi nhau. Trong cái không gian và thời gian u tịch ấy, những oan hồn như đang chờ để trở về với thế giới nhân gian, nơi mà những món nợ ân tình còn chưa trả hết. Họ tìm nhau qua những âm thanh của tiếng gọi hồn, ru hồn bằng những lời ca, câu kinh, tiếng kệ, những lời khấn nguyện trong màng đêm u huyền, hay những buổi chiều ảm đạm... Xa xa, tiếng ai thì thầm nghe như khóc than, ai oán. 

Tuesday, 1 July 2014

Thư trả lời cho một người ngoại quốc!



Hi Linh!

Thanks again so much for taking part in this. If any of the questions are not applicable are too personal for you, there's absolutely no pressure to answer them.

Kind regards,

Cathy



Monday, 16 June 2014

Một chuyến đi Lào



Đến Huế vào buổi sáng sau chuyến xe đêm từ Buôn Mê Thuột, đoàn chúng tôi được đại diện công ty du lịch tiếp đón, đổi xe và đưa đi ăn sáng. Sau khi được người hướng dẫn viên giới thiệu đôi nét về cố đô Huế ngay trên xe, đoàn chúng tôi nhanh chóng ghé vào một quán ăn chay trên đường Lê Quý Đôn, thành phố Huế.  

Saturday, 17 May 2014

Prime Minister's message for Vesak 2014



Prime Minister's message for Vesak 2014
Page history: Published 14 May 2014
 
The Prime Minister, David Cameron, sends his best wishes to all Buddhists celebrating Vesak.
David Cameron:
I’d like to send my best wishes to Buddhists in Britain and around the world celebrating Vesak, the sacred festival commemorating the birth, enlightenment and the passing away (Parinirvana) of the Buddha.
For millions of people it is a time to reflect on the Buddhist teachings of tolerance and compassion, and to make offerings to those in need. It is a special occasion that reminds us of the sincere and enduring principles espoused by Buddhists throughout the world.
At this time I’d like to especially praise Britain’s Buddhist communities for the outstanding contribution they make to our country. You play a valued and important part in our Island story and I thank you for everything you do.
To Buddhists in the UK and the world I wish you a happy and peaceful Vesak.