I. Duyên khởi Bát chánh đạo
Bát chánh đạo là nội dung chính của Bài Kinh Chuyển Pháp luân, mục đích xiển dương chân lí trung đạo.
Trung đạo là gì? Bài kinh này nói, Trung đạo là tránh 2 cực đoan:
Khổ hạnh thân xác và đắm say dục lạc
Or Thường hằng (eternalism-sassatavāda), và đoạn diệt (annihilationism-ucchedavāda).
Để đi đúng con đường Trung đạo, Đức
Phật dạy về Bát chánh đạo để thực
hành hướng đến Trung đạo. Gồm có: Chánh
kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh
niệm, và chánh định.
Tức là: Quan điểm (Nhận thức) chân chánh, Tư
duy chân chánh, Lời nói chân chánh, Hành vi chân chánh, Nghề nghiệp chân chánh,
Nỗ lực chân chánh, Ý niệm chân chánh và Thiền định chân chánh.
Phật dạy, để hiểu và thực hành Bát
chánh đạo, trước tiên phải hiểu về Tứ Thánh
đế (Tứ diệu đế, Bốn chân lí cao thượng):
Chân lí thứ nhất (Khổ đế): Thực tại khổ đau. Sanh là
khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ,
thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ, và chấp
vào năm nhóm nhân tính là khổ.
Khổ, không
chỉ là đau đớn, khổ sở, mà căn bản là cái không thỏa mãn.
Chân lý thứ hai (Tập đế): Nguyên nhân đưa đến khổ. Đó là phiền
não nhiễm ô, là tham ái, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục
ái, hữu ái và phi hữu ái.
Chân lý thứ ba (Diệt đế): Niết-bàn,
tức là sự diệt trừ hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến
đau khổ. Vì tham ái là nguyên nhân, nên sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và
không còn chấp trước, là sự diệt tận của tham sân si, v.v.. là Niết bàn, giải
thoát an lạc.
Chân lý thứ tư (Đạo đế): Con đường dẫn
đến Niết-bàn, đó là Bát chánh đạo (con đường tám nhánh), là con đường Trung đạo.
Tứ thánh đế được Phật xác nhận là
khó thấy khó hiểu, chỉ có bậc thánh mới hiểu thấu…
II. Phân tích Bát chánh đạo
Bát chánh đạo trên căn bản 3 nhóm:
Bát chánh đạo chia thành 3 nhóm gồm
nhóm Giới, nhóm Định, nhóm Tuệ:
Giới: lời nói
chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh
Định: nỗ lực chân
chánh, ý niệm chân chánh, thiền định chân chánh
Tuệ:
quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh.
Bát chánh đạo được ví như một bện
dây quấn lại với nhau làm cho sợi dây trở nên thật vững chắc; do đó thứ bậc của
nó không hề quan trọng; mỗi yếu tố đều hỗ trợ cho nhau và đồng thời. Tuy nhiên,
đối với từng mục tiêu cụ thể thì theo chuỗi của nó là phải có.
Theo quan điểm tu tập thì việc phân
thành Ba nhóm này là thể hiện 3 giai đoạn phát triển:
Phát triển Giới (đạo đức)
Phát triển Định (ý thức)
Phát
triển Tuệ (trí tuệ)
III. Nội dung Bát chánh đạo
1) Chánh kiến (quan điểm chân chánh -right view)
Mục đích là để Phát triển cái thấy
biết chân thật (understanding as it is, or as they really are).
-Chánh kiến là kiến thức chân
chánh. Nghĩa là con người cần có sự hiểu biết và sự nhận thức sáng suốt và hợp
lý. Chánh kiến có ích lợi giúp con người không sống trong mê lầm, điên đảo. Người
có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không thay đổi trắng
đen, không kỳ thị xấu tốt, không phê phán hay dở. Chánh kiến là sự hiểu biết và
nhận thức không bị tập quán, thành kiến, dục vọng hay tâm phân biệt, ngăn che
và làm sai lạc. Người có chánh kiến hiểu biết tường tận thế nào là chánh tà,
chơn ngụy, đại tiểu, thiên viên, nhưng với tâm bình thường, tâm chính trực và
tâm bất tùy phân biệt.
a) Chánh kiến thế gian: gồm việc hiểu biết về Luật Nghiệp
(luật nhân quả, hay luật nhân duyên), tức là hành động đạo đức thì có kết quả tốt…
Nghĩa đen là, “Quan điểm chân chánh về sự sở hữu của nghiệp” (kammassakata
sammaditthi), nằm trong lời dạy của Phật rằng, “Chúng sanh là chủ nhân của nghiệp,
là người thừa tự nghiệp; chúng phát ra từ hành động và bị nghiệp đó ràng buộc,
và được cung cấp bởi chính nghiệp đó. Tất cả những gì chúng sanh làm, tốt, xấu,
đều thừa kế.” (TăngChi,3:33)
Nghiệp (kamma), là hành động
(action), hành động có ý chí (volitional action). Hành động có ý chí thông qua
3 sự truyền dẫn (channels): Thân, Khẩu, Ý (Tam nghiệp).
Chánh kiến đòi hỏi tri kiến sâu về ý
nghĩa của Nghiệp, gồm 3 yếu tố:
1.
Sự khác nhau về nghiệp thiện và bất thiện
2.
Các trường hợp chủ yếu của mỗi nghiệp
3.
Căn gốc mà mỗi nghiệp sinh khởi
Điều này xuất phát từ căn bản của một
Kinh văn: “Khi một đệ tử Phật hiểu được những gì là ác nghiệp và cội rễ của nó;
và những gì thuộc thiện nghiệp và căn gốc của nó thì người đó có chánh kiến.”
(Trungbộ 9)
Phân tích 3 yếu tố:
(1)
Bất thiện nghiệp là hành động bị chê trách về mặt đạo
đức, có hại cho sự phát triển tinh thần, và đưa đến khổ đau cho mình và người.
Thiện nghiệp thì ngược lại.
(2)
Có nhiều trường hợp, nhưng Phật chọn ra 10 loại chủ yếu:
10 thiện nghiệp và 10 ác nghiệp, gồm:
Thân ba:
1.
Giết hại (destroying life, or killing)
2.
Lấy của không cho (taking what is not given, or
stealing)
3.
Tà hạnh (wrong conduct regarding to sense pleasures,
sexual mis-con)
Khẩu bốn:
4.
Nói láo (lying, false speech)
5.
Nói chia rẽ, nói thêu dệt, phỉ báng (divisive speech, slanderous
speech)
6.
Nói hung ác, (harsh speech)
7.
Nói phù phiếm, nói đôi chiều, (gossip, idle speech or
chatter)
Ý ba:
8.
Tham (covetousness)
9.
Sân (ill will), ý chí xấu xa muốn hại người
10.
Tà kiến (wrong view)
(3)
Hành động thiện hay bất thiện xuất phát từ “gốc”
(mula, root) của nó là thiện hay bất thiện nên có quả là thiện hay bất thiện. Gốc
của ba bất thiện là Tam độc (Tham (greed), Sân (aversion), Si (delusion)). Bất
kì hành động nào có gốc là tham sân si đều là bất thiện. Ba thiện nghiệp phát
ra từ gốc của nó là không tham (non-greed), không sân (non-avesion, không si
(non-delusion).
Non-greed: renunciation,
detachment, and generosity
Non-aversion
implies loving-kind-ness, sympathy, and gentleness
Non-delusion
implies wisdom
Tầm quan trọng của nghiệp là khả
năng mang lại đặc tính tốt cho hành động, xuất phát từ ý chí không ô nhiễm
(non-defilement), kết quả gọi là quả và báo (vipaka, ripening), “fruit”
(phala). Đây gọi là Luật-Nghiệp-Quả. Luật-Nghiệp-Quả hoạt động trên nguyên tắc
như sau:
Bất thiện nghiệp chín
mùi ---> Khổ
Thiện
nghiệp chín mùi ---> Hạnh phúc, an vui
Ngược với chánh kiến là tà kiến. Tà
kiến là nhận thức, hiểu biết và niềm tin sai lạc, như tin về thường còn, tận diệt,
tin vào tự nhiên không có quả báo (tìm hiểu 6 kiến chấp và 62 tà kiến ngoại đạo).
Tin thượng đế tạo vật, tin định mệnh.
Cố chấp thành kiến, quan niệm phân
biệt phải trái, đúng sai cố định, đi tới kết luận, người nào không tin theo tín
ngưỡng như mình, đều phải bị trừng trị nghiêm khắc, phải bị đọa địa ngục đời đời,
đó là tà kiến và mê tín. Chấp theo thần thoại, đồng bóng bói toán, xem sao giải
hạn, định hướng nhà cửa, tin bướng tin càn, tin vô căn cứ, làm bể cái gương, điềm
không may mắn, đầu năm quét nhà, tài lộc ra cửa, mùng năm mười bốn hăm ba của
dân ta, con số 13 của dân tây, cho là xui xẻo, đó là tà kiến và mê tín. Ðốt
vàng mã, tiền bạc, xe hơi, nhà lầu, áo quần, hình nhơn bằng giấy, cho người chết
xài dưới âm phủ, đó là tà kiến và mê tín. Không may đau bệnh, không khám bác
sĩ, không đi bệnh viện, không muốn uống thuốc, không chịu kiêng cữ, lại đi xem
bói, thỉnh bùa chú giấy, đem về đốt uống, nước tiên nước thánh, nước suối nước
sông, chẳng hạp vệ sinh, cũng đem về uống, đó là tà kiến và mê
tín.
b) Chánh kiến xuất thế: Đó là sự hiểu biết về Tứ đế, về
khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, con đường diệt khổ.
2) Chánh tư duy (Tư duy chân chánh, right intention or thought)
Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân
chánh. Nghĩa là con người cần phải nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách
đúng đắn, hợp với chân lý, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
Chúng ta thường xuyên suy nghĩ đến "giới, định, tuệ" để tu tập giải
thoát, suy nghĩ nguyên nhân gây đau khổ cho chúng sanh, để giải thích và khuyến
tu, suy nghĩ những hành vi lỗi lầm, những lời nói sai trái và những tâm niệm xấu
xa của chính mình để sám hối và cải đổi. Tất cả những điều đó gọi là chánh tư
duy. Chư Tổ có dạy: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự". Nghĩa là quay lại
chiêm nghiệm, suy xét, quán sát tự tâm chính mình là phận sự của chúng ta.
Chánh tư duy có ích lợi giúp con người không sống trong đen tối, không phạm lỗi
lầm do mê tín dị đoan.
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
"Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai".
Ðó chính là chánh tư duy vậy.
Nghiệp tạo thành từ Thân-Khẩu-Ý. Ý
là quan trọng nhất, do vì hành vi xuất phát từ ý.
Pháp cú 1: Tâm dẫn đầu các
pháp. Tâm
là chủ, tạo tác. Nếu nói hay hành động, Với tâm niệm bất tịnh, Khổ não liền theo
sau, Như xe theo bò vậy.
Đức Phật giải thích Chánh tư duy với
3 mặt: Chánh kiến về không lam luyến, từ tâm, bất hại; ngược lại là tham, sân,
hại. Ngược lại với Chánh tư duy là Tà tư duy. Ví dụ, nếu phủ nhận/bỏ qua hiệu
quả của đạo đức thì một người có thể hành động bất kể để đạt được tiền tài,
danh vọng. Khi sự đeo đuổi đó lan rộng thì khổ não sẽ sinh ra. Ví dụ, nguyên
nhân của sự tranh đua không không lành mạnh ko chấm dứt, xung đột, bất bình đẳng;
áp bức đó không nằm ngoài cái tâm. Tất cả đều là sự biểu hiện của ý chí. Sự
phát sinh ý chí này xuất phát từ tâm thâm sân si.
Nhưng khi ý chí đúng đắn thì hành động
sẽ đúng đắn, và như vậy thì nhất định sẽ có được Quan điểm chân chánh. Do đó,
khi đã hiểu được giáo lí của Nghiệp, hiểu được hành động đưa đến quả báo, sẽ điều
chỉnh mục tiêu của mình phù hợp với Luật Nghiệp; vì vậy, hành động, biểu hiện sẽ
phù hợp với lời dạy về Hành vi chân chánh (Chánh nghiệp).
Tham khảo thêm:
Intention of
renunciation
Intention of good will
Intention
of harmlessness
Thế nào là tư duy bất chánh? - Ngược
lại, sự suy nghĩ ích kỷ, lợi mình hại người gọi là tư duy bất chánh. Người nào
suy nghĩ đến chuyện tà thuật để mê hoặc lòng người, suy nghĩ đến những phương
cách sâu độc để hại người hại vật, suy nghĩ đến mưu cơ để trả thù báo oán, suy
nghĩ đến tài sắc danh vọng, đều gọi là tư duy bất chánh. Người nào luôn luôn
suy nghĩ đến chuyện lợi mình hại người như vậy, chắc chắn cuộc sống không bình
an, luôn luôn bất ổn, hại người nên sợ người hại, gạt người nên sợ người gạt.(lieuquanhue)
3) Lời nói chân chánh, 4) hành động chân chánh, 5) nghề nghiệp chân chánh
Chúng ta gộp 3 yếu tố này để cùng
khảo sát là vì chúng nằm trong cùng một nhóm Giới như đã nói ở trên.
Mặc dù những yếu tố này nhằm chế ngự
những hành vi phi đạo đức và nâng cao hành vi chân chánh, mục đích rốt ráo của
nó không chú trọng nhiều về tính cách đạo đức, mà là nhằm để phát triển tinh thần,
trợ giúp cho việc thanh tịnh hóa tinh thần.
Giới là nền tảng, là quan trọng,
không nên xem nhẹ, nên Phật dạy rằng, “đừng nghĩ lỗi nhỏ cho rằng không vi phạm”.
Tuy lỗi nhỏ nhưng rất nguy hiểm. Một lần có vị Tăng đến hỏi Phật cách thức để
tu tập một cách vắn tắt, Phật dạy: “Khi nào ông thiết lập và an trú trên giới
khéo thanh tịnh và tri kiến chánh trực, rồi ông mới y cứ trên đó để tu tập Tứ
niệm xứ.” (SN 47:3)
Giới có đặc tính là ngăn giữ, chế
ngự-là ý nghĩa thụ động-bi quan, nhưng rồi cũng có tính cách tạo ra, sinh ra
thiện pháp-là ý nghĩa tích cực.
3) Chánh ngữ (Lời nói chân chánh):
Thế nào là Lời nói chân chánh? Một đoạn Kinh
sau đây mô tả:
"Ở đây một người thiện nam từ bỏ sự giả dối, xa lánh vọng
ngữ, nói lời chân thật dù ở nơi hội họp đứng đắn, giữa đám đông, trong tư gia với
bà con thân thuộc,
trong nhiệm sở hay khi làm nhân chứng tại pháp đình... Như vậy, người ấy sẽ
không vì cá nhân mình, không vì ai khác, cũng không vì một lợi lạc vật chất mà
cố ý nói sai sự thật". (Sāleyyaka Sutta M.I, 228).
Đức Phật chia nó thành 4 loại (khẩu
4). Nói láo thường không đưa đến kết quả tức thì nên dễ dàng bị bỏ qua, không
chú ý đến tính nguy hiểm tiềm ẩn của nó. Lời nói có thể hủy hoại mạng sống, gây
thù địch, chiến tranh; hoặc là có thể tạo ra trí tuệ, mang lại hòa bình, kết nối
chia rẽ.
(1)
Tránh nói láo: Nếu không biết, hãy
nói là “tôi không biết”; nếu không thấy, nói “tôi không thấy” dù trong hoàn cảnh
nào.
Phật rất nghiêm
khắc đối với việc nói dối vì nhiều lí do. Một lí do như, nói láo làm hỏng sự gắn
kết của xã hội. Con người sở dĩ có thể sống chung với nhau được chỉ trong một
môi trường tin cậy lẫn nhau. Họ có lí do để tin tưởng rằng người khác sẽ nói sự
thật. Nếu hủy hoại nền tảng của niềm tin và tạo ra sự nghi kị lẫn nhau, lan tỏa
nói dối sẽ báo hiệu cho sự đi xuống của một xã hội thiếu vững chắc và rối loạn.
Nói láo sẽ trở thành thảm họa.
Tuy nhiên, nói
láo có đặc tính riêng tư của mỗi cá nhân như là nhằm thổi phồng, tô điểm, tăng
khả năng tin cậy,.. mãi cho đến khi cá nhân đó bị khóa vào trong một cái lồng của
sự giả dối, từ đó khó mà thoát ra khỏi; làm nhỏ hẹp phạm vi hoạt động của một
cá nhân, trở thành nạn nhân của việc nói dối.
Phật cho ví dụ rất
thú vị về việc nói dối: Một hôm Ngài gọi La-hầu-la rồi lấy một cái bát có ít nước
trong đó, Ngài hỏi, “Lahaula, con có thấy chút nước trong bát này không, trả lời,
“Dạ, thưa có”. “Chút đó là sự thành tựu về mặt tinh thần của một người không ngại
khi nói dối.” Rồi Ngài đổ hết nước đi, đặt cái bát xuống hỏi: “Con thấy nước đó
bị đổ đi như thế nào không? Cũng như vậy, một người luôn nói láo đổ đi tất cả
những thành tựu về mặt tinh thần mà anh ta đã có được.” Ngài lại hỏi: “Con có
thấy cái bát trống không như thế nào không? Cũng vậy, một người không biết hổ
thẹn trong nói dối thì trống rỗng về mặt tinh thần.” Rồi Phật úp cái bát lại, hỏi:
“Bây giờ con có thấy cái bát đã bị lật úp như thế nào không? Cũng như vậy, một
người luôn nói dối thì đã đảo ngược những thành tựu tinh thần và không thể phát
triển được.” Do đó, Phật kết luận, chúng ta không nên nói dối, dù chỉ một lời
nói chơi. (Trungbo 61).
Trí tuệ có được
nhờ nói lời chân thật, tôn trọng sự thật. Trí tuệ nằm ở chỗ nhận biết chân lí,
sự thật. Chân lí, sự thật không phải chỉ là lời nói, mà là bản chất của chính sự
vật. Lời nói chân thật thiết lập một sự tương ứng giữa nội tâm chúng ta với bản
chất của sự vật hiện tượng, cho phép trí tuệ phát ra và đo lường bản chất thật
của chúng.
(2)
Tránh nói lời vu khống, phỉ báng:
Không nói vu khống mà còn phải nói đưa đến hòa hợp, tình bạn, xuất phát từ tâm
yêu thương, tha thứ, hoan hỷ. Nó chiến thắng được lòng tin và sự quý mến của mọi
người mà không phải sợ rằng sự bày tỏ của họ sẽ được sử dụng để chống lại họ.
(3)
Tránh nói hung ác: Nói lịch sự, dễ
nghe, yêu thương. Lời nói như thế sẽ đi vào lòng người, nhã nhặn, thân thiện,
được mọi người chấp nhận.
Nói hung ác xuất
phát từ sân hận, có ý định tạo ra đau khổ cho người nghe. Có thể có nhiều hình
thức: (i) nhục mạ, chửi rủa, la mắng, khiển trách với lời nói chua cay. (ii) sỉ
nhục. (iii) chế nhạo. Gốc của nói hung ác là sân hận.
(4) Tránh nói lời phù
phiếm, nói điều chân thật, nói đúng lúc, phù hợp, hữu ích. Tránh nói phù phiếm
để giảm thiểu nhiểm ô trong tâm, khởi lên nhiều phiền não.
Kinh
Vương Tử Vô Uý, Trung Bộ, Đức Phật nói rằng, “Như Lai không nói một lời mà Ngài
biết là không thật, sai lầm, vô ích, và khó chịu đối với người khác. Ngài cũng
không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, nhưng vô ích, khó chịu và
không ưa thích đối với người khác. Đức Phật tuyên bố đúng lúc một lời mà Ngài
biết là thật, hiện hữu, có ích, nhưng khó chịu và không ưa thích đối với người
khác. Ngài không tuyên bố một lời mà Ngài biết là không thật, sai lầm, vô ích,
nhưng thích thú và dễ chịu đối với người khác. Đức Phật cũng không nói một lời
mà Ngài biết là thật, hiện hữu, vô ích, nhưng thích thú và dễ chịu đối với người
khác. Đức Phật tuyên bố đúng thời một tuyên bố mà Ngài biết là thật, hiện hữu,
có ích, thích thú và dễ chịu đối với mọi người.”
1) Không
thật, sai lầm, vô ích, và khó chịu đối với người khác
2) Thật,
hiện hữu, nhưng vô ích, và khó chịu đối với người khác
3)
Thật, hiện hữu, lợi ích, nhưng khó chịu đối với người khác
4) Không
thật, không hiện hữu, vô ích, nhưng dễ chịu đối với người khác
5) Thật,
hiện hữu, nhưng vô ích, và dễ chịu đối với người khác
6)
Thật, hiện hữu, lợi ích, và dễ chịu và ưa thích đối với người khác
Đức Phật hầu như không
thảo luận bất cứ những câu hỏi không liên hệ đến thực tế lợi ích và sự giải
thoát.
Có người nói mình ngu như con bò mà
bày đặt dạy đời. Lời nói đó thực ra vô nghĩa lý, bởi vì mình không ngu, mình
không phải là con bò, cho nên không cần phải quan tâm đến những lời nói như vậy.
Trong Pháp Tứ Y, Ðức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng
ta chỉ nên quan tâm đến ý nghĩa, không nên chấp vào lời nói. Ðược như vậy,
chúng ta bớt nhiều phiền não trên thế gian này.
4) Chánh nghiệp (hành vi chân chánh-right action): Chánh mạng
là mạng sống chân chánh. Nghĩa là con người cần sinh sống một cách chánh đáng,
có đời sống lương thiện, ngay thật, trong sạch, không bạo tàn, không hèn mạt.
Chánh mạng có ích lợi giúp con người có cuộc sống bình đẳng, tương kính, không
bị rẻ khinh. Người giữ gìn chánh mạng là người sống một cuộc đời có ý nghĩa, lợi
mình, lợi người, không ăn bám ai, cũng chẳng ăn không ngồi rồi. Người theo đúng
chánh mạng là người sinh sống theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống và hạnh
phúc của mọi người, tôn trọng nghề nghiệp, không xâm phạm tài sản, tận lực làm
việc, không tổn hại mọi người và muôn vật, sinh sống với tài năng chân chánh,
không giả dối lừa gạt mọi người, sinh sống thanh cao không luồn cúi, không thượng
đội hạ đạp, sinh sống theo chánh giáo, không mê tín dị đoan.
Có một vị thiền sư khi tuổi đã cao,
vẫn cứ ngày ngày làm lụng như mọi người khác, các đệ tử thấy vậy bèn đem giấu
các dụng cụ làm việc của thầy. Ngày đó, vị thiền sư không làm việc được, nên chẳng
chịu ăn uống, và dạy rằng: "Một ngày không làm là một ngày không ăn".
Ngược lại, tà mạng là sinh sống bất
lương, gian tham, không chánh đáng, phi lý, phạm pháp, có tổn hại trực tiếp hay
gián tiếp đến mọi người, làm tổn hại chúng sanh, giết thú lột da, cưa ngà xẻ thịt,
moi óc bẻ sừng, vặt lông làm đồ trang sức, may áo may quần, cúng trăng cúng
sao, tiên đoán vận mệnh, xem quẻ bói xăm, coi tuổi tình duyên, tương lai gia đạo,
ăn gian nói dối, lường gạt mọi người, giao dịch gạt gẫm, sáng chế vũ khí, giết
người hại vật, chế đồ giả mạo. Quan niệm một ngày ăn cướp bằng ba năm làm, sống
theo lối nước đục thả câu, ngư ông hưởng lợi, đó là tà mạng.
5) Chánh mạng (đời sống hay nghề nghiệp chân chánh-right livelihood)
Nghĩa là con người nên chọn nghề
nghiệp chân chánh, hành động một cách ngay thật, có ích lợi chánh đáng cho mình
và cho người. Chánh nghiệp có ích lợi giúp con người mang lại bình an, hạnh
phúc cho chính mình và cho mọi người xung quanh.
Giữ gìn tam nghiệp được thanh tịnh.
Kinh sách có câu: "Tam nghiệp hằng thanh tịnh. Ðồng Phật vãng tây
phương".
Ngược lại, tà nghiệp tức là hành vi
hay động tác không chánh đáng, phi lý bất lương, tổn hại mọi người. Ðó là các
hành vi sát hại bạo tàn, giết người hại vật coi như trò giải trí, thú vui tiêu
khiển, vui thích trên sự đau đớn của con người và của con thú, trộm cắp của cải,
chiếm đoạt tài sản, xúi giục kiện thưa, thưa kiện kiếm tiền, ăn chơi trụy lạc,
xa hoa trác táng, khuyến khích người khác xa hoa trác táng, thượng đội hạ đạp,
giẫm lên người khác để tiến thân, bất chấp thủ đoạn, sáng tác thư rơi, đe dọa mạng
sống, nặc danh khủng bố, tinh thần người khác.
6) Chánh tinh tấn (nỗ lực chân chánh-right efford)
Chánh tinh tấn là sự siêng năng
chân chánh. siêng năng làm những việc có ích lợi, giúp con người cải tạo thân
tâm ngày một thanh tịnh, tốt đẹp hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn. siêng năng chuyển
hóa tâm trí, cải đổi tánh tình.
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có
dạy: "Chư ác mạc tác.Sách có câu: "Có công mài sắt có ngày nên
kim". Kinh Di Giáo, Ðức Phật có dạy: "Nếu chuyên cần tinh tấn thì
không có việc gì khó. Ví như nước chảy mãi, đá cũng phải mòn". Trong Kinh
Tứ Thập Nhị Chương, Ðức Phật có dạy: "Người học đạo phải nên kiên tâm, trì
chí, tinh tấn, dũng mãnh, không sợ cảnh khổ trước mắt, phá diệt tà tâm, đạt
thành đạo quả".
7) Chánh niệm (Ý niệm chân chánh-right mindfulness): Chánh niệm
là sự nhớ nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người có những ý niệm chánh đáng, những
đạo lý giác ngộ và giải thoát. Chánh niệm có ích lợi giúp con người sống trong
an ổn, yên vui, không tạp niệm, ngày ăn ngon, tối ngủ yên. Người giữ gìn chánh
niệm là người dè dặt với ý nghiệp, luôn luôn nhớ nghĩ tứ trọng ân: ân cha mẹ,
ân thầy tổ, ân đất nước, ân mọi người, nhớ nghĩ lỗi lầm để sửa đổi. Người giữ
gìn chánh niệm là người sống trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc.
Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có dạy:
"Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được
phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề". Trong Kinh A
Hàm, Ðức Phật có dạy: "Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh
của tâm trí".
8) Thiền định chân chánh (right concentration): Chánh
định là sự thiền định chân chánh.
Suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy)
Dharmakirti
(Pháp xứng) khi Ngài viết trong tác phẩm Nyaya-bindu như sau: “Mọi hành động thành công của con người đều mở
đầu bằng nhận thức đúng đắn” (All successful human action is preceded by right
knowledge).
Dharmakirti
nói rằng, “Bản chất của thực tại chính là tính hiệu năng” (The essence of
reality is just efficiency- arthkriyakartiva).
Ví dụ, trí tưởng tượng hay cấu trúc của tư tưởng là không thật, không phải là
thực tại rốt ráo. Dharmottara, nhà sớ giải Nyaya-bindu, thì giải thích ngọn lửa
thực tại là ngọn lửa có thể đốt cháy, nấu chín thức ăn, làm sáng; chứ ngọn lửa
tưởng tượng, không thực tại không thể đốt cháy, nấu chín và thắp sáng được.
Đời sống con người được được điều khiển bởi tham ái.
Tham
ái mà do vô mình chi phối, không nhận ra cái gì đem lại lợi ích thiết thực, cái
gì không. Họ chỉ biết nỗ lực để thỏa mãn hết những ham muốn của họ. Trong ham
muốn đó, họ có khi tạo ra ích lợi, có khi hủy diệt nó. Nếu họ tạo ra những điều
lợi ích thì chỉ là tình cờ ngẫu nhiên với mục đích chính yếu của họ; còn hầu hết
là đạt được với tham ái và làm hại chất lượng cuộc sống của họ. Tham ái này gọi
là tanha.
Tuy
nhiên, may mắn là con người vẫn được chi phối bởi chanda, tức là tham ái về điều
tốt lành. là ước muốn tốt đẹp, đúng đắn, như ước vọng, ước nguyện nhằm đưa con
người đến đời sống cao thượng. Chanda gọi là thiện nghiệp, hay thiện pháp. Thiện
pháp khởi lên bởi trí tuệ.
Tanha
= Vô minh Þ ngã ái Þ ác pháp Þ ác nghiệp Þ xung đột, khổ đau
Chanda = Trí tuệ Þ vô ngã ái Þ thiện pháp Þ thiện nghiệp Þ an vui, hạnh phúc
Tanha > Chanda Þ khổ
Tanha
= Chanda Þ khổ vui
lẫn lộn
Tanha < Chanda Þ vui
Tóm lại, Bát chánh đạo là con đường
đưa đến an vui hạnh phúc, giải thoát, niết bàn.
No comments:
Post a Comment