Wednesday, 20 August 2014

A Dục Vương



A Dục Vương
Vua A dục thì không mấy ai còn xa lạ; tuy nhiên để xác định chính xác niên đại là điều rất khó khăn.

1. Niên đại và con người A dục
Là hoàng đế thứ 3 của vương triều Maurya (Khổng tước). Vương triều này được thành lập bởi ông nội vua A dục là Candragupta sau khi lật đổ vương triều Nanda và đánh đổ hết ngoại xâm Hy lạp, lên ngôi năm 324, trị vì 24 năm (324-300). Con là Bindusara kế nghiệp, đề cao trí tuệ, trọng nhân tài, ở ngôi 28 năm, sớm bị bệnh rồi mất. Con là Aduc lên ngôi sau khi tranh giàng quyền lực với các anh em (huynh đệ tương tàn), lên ngôi 273, đăng quan 269.
Thiếu thời: A dục dường như ko được nhắc tới, chỉ biết là khi còn nhỏ đã nổi tiếng hung bạo, không được vua cha yêu mến. Thế nên khi lớn lên, vua cho đi thống lãnh ở một vùng xa xôi biên địa.
Tên tuổi A dục gắn liền với hai con người, hai hình ảnh (ác và thiện, bạo vương và pháp vương - Candasoka và Dharmasoka).
A dục bạo vương:
Trước khi lên ngôi, ông phải giết hại anh em (hơn 10 người, có sách nói 99, hơi quá nhưng dù sao cũng phạm tội sát hại anh em), chinh phạt các nước, rộng đến A phú hãn, trừ cực nam Ấn độ. Ông theo ngoại đạo (Ajivika-một giáo phái khất sĩ-không tin nhân quả).
Sau khi lên ngôi vẫn cuồng bạo, giết hại quan lại đại thần can gián, dân thường, xây nhiều tù ngục, luật lệ hà khắc (đều được Huyền trang, Nghĩa tịnh ghi lại), thích săn bắn, giết chóc. Ông còn khủng bố, giết hại Tỳ kheo.
Lý do theo Phật: 1) sau cuộc chinh phạt nước Kalinga (10 vạn người chết, 15 vạn tù, cảnh chết vì dịch và đói sau đó còn thảm hơn); 2) chư tăng giáo hóa (ví dụ, lệnh không một ai được ra khỏi ngục khi đã vào đó. 1 vị tăng đi vào tù ngục bị ném vào lò than vẫn không chết, A dục thấy kinh ngạc, nhưng rồi tên cai ngục nhắc lại câu ai vào thì không được ra…; lại thêm chuyện cây bồ đề.)
Tuyên bố nổi tiếng của A Dục: “Thắng lợi chân chính là ở Phật giáo chứ không phải vũ khí.” Sức mạnh của vũ khí thì thật lợi hại nhưng để thành công bằng chính nó thì thật là bất an. Pháp cú: “thắng hàng ngàn quân địch…” Lịch sử cho thấy vua Aduc phải mất nhiều năm chinh chiến mới thành công.
A Dục Pháp vương: Phật pháp biến A dục thành người độ lượng, trong tất cả chính sách: -ân xá 25 lần, coi dân như con, làm việc bất kể thời gian, giờ giấc, địa điểm; bỏ nghề săn bắn, hạ lệnh cấm sát sanh, bảo hộ sinh vật, thực hiện hành đạo, tu tập, thường nghe kinh thuyết pháp… Lời một văn hào nói: “Một trong những bậc minh quân lớn nhất từng có trên trái đất này”. Bản thân thì tu tập hành đạo, thực hiện ăn chay, thời gian dài không cho ăn mặn trong cung. Vua A dục ở ngôi 37 năm.
2. Sự nghiệp vua A Dục (kiến thiết và hộ trì Phật Pháp)
Sự nghiệp A Dục đúc kết có 3 điều vĩ đại:
1.     Ông là người sùng bái đạo Phật (nhưng cũng là người bao dung các tôn giáo khác, khác với hoàng đế La mã Constantine)
2.     Thống nhất toàn cõi Ấn độ, tuyên bố từ bỏ chiến tranh, thành công trong việc dùng chánh pháp để trị quốc: ban bố sắc lệnh theo chánh pháp, xây dựng chùa tháp, khắc bia kí, trụ đá, ký hiệp ước với các nước để truyền bá PP, thực hiện sự nghiệp hoằng dương rất lớn.
3.     Lập đại hội kết tập kinh điển-tam tạng thánh giáo, thanh lọc tăng đoàn, giúp đỡ các bộ phái thiết lập cơ sở mới.
Đưa 9 phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài
1.     Đến nước kế tân (Kasmir), kiền đà ra (Gandhara) và Nam A phú hãn
2.     Miền Nam Ấn (Mysore)
3.     Biên cảnh Nam Ấn (Kerala)
4.     Duyên hải Bắc bộ (Mumbai, Gujarat, Kacchi, Sind)
5.     Maharastra ngày nay
6.     Lãnh thỗ Hy lạp, A phú hãn
7.     Hy mã lạp sơn
8.     Miến điện
9.     Tích lan
Bia ký, thạch dụ của vua A dục: (chiếu dụ)
1.     cấm sát sanh để tế lễ
2.     xây dựng bệnh viện cho người và súc vật; trồng cây, dược thảo, đào giếng
3.     thanh tra các tỉnh 5 năm/lần (chư Tăng cũng họp như vậy)
4.     các biện pháp để truyền bá đạo Phật
5.     đặt để ‘đạo pháp quan’ để thực hiện chính sách mới
6.     liên quan giải quyết nhanh các sớ tấu, giải quyết ngay các công việc quốc gia
7.     tất các các giáo phái đều chung sống, kêu gọi sự trong sạch
8.     bãi bỏ vui chơi, dã ngoại, săn bắn mà mà các vua thường ưa chuộng để thực hiện ‘hành hương’
9.     giải thích ý nguyện về đạo pháp
10.             lý giải các vinh quang đạt được do tu niệm
11.             Giải thích bố thí: thân thiện, hữu hảo trong tinh thần đạo pháp; chia sẻ công đức dưới ánh sáng PP; kết duyên PP, là những dạng bố thí cao nhất.
12.             Kêu gọi khoan dung, giữ gìn tinh hoa của các tôn giáo; chỉ định các đạo pháp quan để duy trì bảo tồn danh thắng và thú hoang
13.             Mô tả về sự sám hối, lòng kính trọng và quyết tâm tu tập và truyền bá.


No comments:

Post a Comment