
Một nghiên cứu gần đây đề xuất rằng có thể lập chương trình để trẻ con không nói dối bằng những câu chuyện khen ngợi
việc nói sự thật. Các nhà tâm lí và các nhà học thuật đều có chung quan điểm như thế.
Đây là nghiên cứu của một Giáo sư về tâm lí ứng dụng và phát triển thuộc Đại học Toronto xuất bản
trên tạp chí Khoa học về tâm lí đã cho rằng, trí não của trẻ em được huấn luyện
để nói lên sự thật.
Nghiên cứu cho rằng, trẻ em có
thể học hỏi về tính chân thật từ những câu chuyện về tuổi thơ ca ngợi việc nói
lên sự thật, hơn là những câu chuyện nói về việc trừng phạt khi nói dối.
Thật tế và tưởng tượng
Sau khi nghiên cứu các cấu trúc
hành vi của trẻ, các nhà nghiên cứu cảm thấy rằng hầu hết trẻ em đều không phân
biệt được giữa những điều nói dối và khi chúng chỉ sử dụng những điều tưởng tượng
để trình bày một dạng của thực tế mà chúng cảm thấy là thật. Nghiên cứu
chia sẻ rằng, “Nếu một đứa trẻ dưới 6 tuổi đi học và nói rằng, cha mẹ nó đã
đưa nó đi chơi bãi biển vào cuối tuần rồi, tuy nhiên cha mẹ nó thực sự đã không đưa nó
đi thì điều đó có thể là nói dối, nhưng vì nó kém tự tin thì không thực
sự là nói dối.” “Trẻ em ở lứa tuổi này thích nói những câu chuyện giàu tưởng tượng
và thường không thể phân biệt rõ giữa thật tế và tưởng tượng.
Vì thế, quan trọng là với người lớn,
đặc biệt là cha mẹ và thầy cô giáo, phải hiểu rằng tâm hồn của một đứa trẻ di
chuyển giữa thế giới của thật tế và tưởng tượng, và họ cần phải áp dụng tính thận
trọng trước khi trách mắng.
Bên cạnh đó, trẻ con nhìn chung thường
phát triển thói quen nói dối chỉ khi sự phát triển về mặt xã hội diễn ra, thường
là sau 6 tuổi, vì vào lứa tuổi ấy chúng bắt đầu nhìn vào bạn bè của chúng nhiều
hơn là gia đình chúng. “Vì thế, nếu có xung đột xảy ra giữa những gì bạn bè của
chúng muốn làm và những gì cha mẹ chúng biểu chúng phải làm, chúng sẽ bị ép buộc
để nói láo.”
Hãy minh bạch
Một lí do thông thường vì sao trẻ
nói dối là khi chúng tự thấy rằng cha mẹ hay thầy cô giáo sẽ không tán thành.
“Một đứa trẻ có thể làm điều vô hại như leo cây vì bạn bè của chúng cũng làm vậy,
nhưng chúng sẽ không nói với cha mẹ về điều đó vì chúng sợ bị la mắng.”
Để tránh những tình huống đó, cha mẹ
cần nên rõ ràng hơn về lí do tại sao họ muốn con cái của mình làm hoặc không
làm điều gì đó. “Nếu nguời mẹ không muốn con leo trèo, người mẹ cần giải thích
lí do.”
“Bằng cách chân thật và minh bạch với
con cái, chúng ta sẽ làm cho chúng ý thức hơn về hiểu biết và quan tâm của
chúng ta.”
Tán thưởng điều nói thật, bỏ qua việc nói dối
Chính cha mẹ là người thường đặt nền
tảng nói dối đối với con cái họ. “Ngay cả khi một người cha nói với đứa con mình
là hãy trả lời điện thoại và nói rằng ông không có ở nhà mặc dầu ông ta đang ở
đó thì đứa trẻ cũng hiểu rằng đôi khi nói láo cũng không sao. Cha mẹ là mẫu mực
cho con cái của họ, mà chúng có thể bắt chước các hành vi của họ. Vì vậy, điều
quan trọng là chúng không nói dối trước sự hiện diện của họ.”
Nhà tư vấn tâm thần học cho bệnh viện
Hinduja định nghĩa điều này như là “hành vi đã tập tành”.
“Bạn không sinh ra đã có sẵn nó; bạn
chỉ được sinh ra với sự phản xạ.”
Nếu một hành vi nào đó cần phải được
giảng dạy, trẻ con cần phải được giảng dạy thông qua một tiến trình gọi là sự cải
đổi hành vi, là một kỹ thuật dẫn đến tán thưởng khi chúng nói sự thật và bỏ qua
khi chúng nói láo. Trừ khi, dĩ nhiên, chúng đang làm những điều có thể gây tổn
hại cho chúng và người khác, như chơi đùa với lửa; nhiều nói láo có thể bỏ qua
một cách an toàn. “Trẻ em luôn tìm kiếm sự chú ý của cha mẹ chúng. Vì thế, hãy
chú ý đầy đủ khi chúng thành thật và bỏ qua khi chúng nói láo. Điều này sẽ bớt
nói láo trong chúng.
Tiết kiệm roi vọt
Trẻ con cũng nói láo để che đậy lỗi
lầm hoặc đơn giản là tránh bị trừng phạt. Theo Tiến sĩ Chavda, điều này là phổ
biến nhất trong lĩnh vực học đường. “Trẻ em dưới 10 tuổi chưa hiểu đạo đức là
gì, vì thế, nếu một đứa trẻ nói láo về bài tập về nhà của nó thì phải hiểu
nguyên nhân của nó. Rất thường, trẻ con nói láo vì sợ bị phạt.”
Nhà nghiên cứu cho rằng, điều quan
trọng là các bậc cha mẹ nên tránh xa các phương pháp nuôi dạy con khắc nghiệt.
Họ tuyên bố, hầu hết trẻ em không trở thành kẻ nói dối thường xuyên nếu các bậc
cha mẹ không sử dụng các chiến lược khắc nghiệt như là đánh đập.
TVN, theo The Times of Inida
TVN, theo The Times of Inida
No comments:
Post a Comment