Wednesday, 20 August 2014

Thập Mục Ngưu Đồ



THẬP MỤC NGƯU ĐỒ (十牧牛)
Ten Ox Herding Pictures (ox, bull, buffalo)
Là 10 bức tranh chăn (mục-herd), trâu (ngưu-ox). Mục đồng (người chăn trâu) để chỉ cho đường lối hay quá trình tu tập (tâm) trong Đại thừa và Thiền tông.
Ở đây, đối tượng là con trâu (con trâu hoang), là chỉ cho ý thức rong ruỗi, là tâm vọng niệm, tâm chưa tu tập.
Thế nào là tâm?
I. Lịch sử hình thành
Không ai biết chính xác từ lúc nào, chỉ biết rằng nó có từ rất sớm. Vi du, Trong kinh Di Giáo có đoạn: “Giống như người chăn trâu, câm gậy mà canh chừng, không cho nó buông lung phạm vào lúa mạ của người ta.”
Kinh Kim Cương: “Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?” (làm sao làm chủ tâm mình). “Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ  nhân phát A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề-tâm vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm.”
Kinh Người bắt rắn thuộc A-hàm (220 Trung A Hàm 26, Ðại Chính tạng) và Xà dụ (Alagaddupama) thuộc Trung bộ kinh cũng đề cập.  
Mãi đến nhà Tống (960-1279), nổi tiếng nhất là của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (廓庵師遠-1150)
II. Nội dung
Mô tả về đường lối tu tập (tâm). Chủ yếu là hàng phục tâm, kiểm soát tâm - vấn đề
Hàng Phục Kỳ Tâm.
  1. Tìm trâu (tầm ngưu) -            seeking the ox            
  2. Thấy dấu (kiến tích) - finding the tracks (traces)
  3. Thấy trâu (kiến ngưu) - first glimpse of the ox
  4. Bắt trâu ( đắc ngưu) - catching the ox
  5. Chăn trâu (mục ngưu) - taming the ox
  6. Cưỡi trâu về nhà ( kỵ ngưu quy gia) - riding the ox home
  7. Quên trâu (còn người) (vong ngưu) - ox forgotten, self alone
  8. Người trâu đều quên (nhân ngưu câu vong) - both ox and self forgotten
  9. Trở về cội nguồn (phản bồn hoàn nguyên) - returning to the source
Đây chính là mục tiêu của sự tu tập.
Ngài Tuệ Trung: “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.
Thiền tông: “Hữu tâm thị vọng tưởng, vô tâm thị chân thật”. Bản lai diện mục. Không thiện-không ác, cái gì là bản tánh của thượng tọa Minh?
  1. Thỏng tay vào chợ (nhập triền thùy thủ) - returning to help sentient beings

Phụ lục:                                             Tu Tập Định-Tuệ   
Định đạt được qua 9 giai đoạn tu tập, dựa vào 8 phép trị liệu để từ bỏ 5 khuyết điểm.
Khuyết điểm
Pháp trị liệu
  1. Giải đãi
1. Tín  2. Nguyện  3. Tinh tấn  4. Khinh an
  1. Thất niệm (xao lãng)
  1. Niệm
  1. Trạo cử và Phóng dật
  1. Nội quán
  1. Không tầm
  1. Tầm (sự bám chặt của tâm)
  1. Tầm quá mức
  1. Xả (tính chất bình đẳng)

  1. Giai đoạn thứ nhất đạt được bằng năng lực lắng nghe.
  2. Bước 1 - Thiết lập tâm
  3. Niệm
  4. Nội quán
  5. Từ đây cho đến giai đoạn thứ 7, ngọn lửa giảm dần cho đến khi biến mất. Sự khác biệt này chỉ cho mức độ về sức mạnh nỗ lực cần cho định và nội quán.
  6. Con voi chỉ cho tâm và màu đen tượng trưng cho trạo cử
  7. Con khỉ chỉ cho sự gia tăng các tưởng và màu đen tượng trưng cho phóng dật
  8. Giai đoạn thứ 2 đạt được nhờ năng lực suy nghĩ.
  9. Bước 2 - Thiết lập tương tục
  10. Phóng dật có 5 lạc thú giác quan làm đối tượng.
  11. Từ đây, màu đen dần trở thành trắng. Điều này biểu trưng cho yếu tố trong sáng và ổn định đang tăng dần lên
  12. Giai đoạn thứ 3 và 4 đạt được qua năng lực chánh niệm.
  13. Bước 3 - Tái lập tâm
  14. Con thỏ là sự trạo cử vi tế. Từ đây, người thực hành có thể tự nhận biết các trạo cử thô và tế.
  15. Nhìn lại nghĩa là sau khi đã nhận ra cái tâm lang thang thì lập tức đem tâm trở lại
  16. Bước 4 - Thiết lập chặt chẽ
  17. Giai đoạn thứ 5 và 6 đạt được qua năng lực nội quán.
  18. Khả năng của phóng dật đã bắt đầu suy yếu đi
  19. Vì tư tưởng thiện làm cản trở tiến trình của định, nên phải dừng chúng lại ở thời điểm này.
  20. Nhờ năng lực nội quán tâm không bị xao nhãng và đi vào định.
  21. Giai đoạn 5 - Thuần dưỡng
  22. Giai đoạn 6 - An định
  23. Giai đoạn 6 và 7 đạt được nhờ năng lực tinh tấn.
  24. Giai đoạn 7 - An định rốt ráo
Ở giai đoạn này, rất khó để cho trạo cử hay phóng dật vi tế nổi lên, và nếu như chúng khởi lên một chút, ngay lập tức bị loại trừ chỉ bằng một chút ít năng lực tinh tấn.
  1. Màu đen của con voi bây giờ đã biến mất và không còn con khỉ nào nữa. Nghĩa là phụ thuộc việc áp dụng sơ khởi chút ít chánh niệm và nội quán, tâm có thể liên tục nhập vào thiền định và không bị cản trở bởi phóng dật hay trạo cử nào.
  2. Giai đoạn 8 - Nhất tâm
  3. Giai đoạn thứ 9 đạt được nhờ năng lực thuần hóa.
  4. Giai đoạn 9 - Tâm xả
  5. Cơ thể khinh an
  6. Tinh thần khinh an
  7. Đạt định
  8. Gốc rễ tam giới bị cắt đứt bằng sự hợp nhất giữa thiền chỉ và thiền quán về tánh không.
  9. Với chánh niệm và nội quán, nhận chân được chánh kiến về tánh không.

No comments:

Post a Comment