Thursday, 27 November 2014

Hướng dẫn học bài 12 (Anh Văn Phật Pháp)

Lesson 12:  THE BUDDHA’S PARINIBBĀNA
Paragraph 1. At the age of eighty, the Buddha, accompanied by a large assembly of monks, set out on a long journey from Gijjhakūta (the Vulture Peak) in Rājagaha to many towns, cities and villages where he preached the Dhamma, enlightening his disciples with various discourses, and emphasizing the fundamental doctrine of the Four Noble Truths:
“It is through not understanding the Four Noble Truths, O Bhikkhus, that we have had to wander so long in this weary path of rebirth both you and I !”.
Dịch:
P.1. Vào tuổi 80, Đức Thế Tôn, cùng với hội chúng đông đảo các Tỳ-kheo, thiết lập một hành trình dài từ núi Linh Thứu (Gijjhakūta) ở thành Vương Xá (Rājagaha) qua nhiều thị trấn, kinh thành và làng mạc, tại các nơi ấy Ngài đều thuyết pháp, khai ngộ cho các đệ tử với nhiều pháp thoại và nhấn mạnh giáo lý căn bản về Tứ Thánh Đế:
“Chính vì không hiểu Tứ Thánh Đế, này các Tỳ-kheo, mà chúng ta đã phải trôi lăn quá lâu trong con đường sinh tử đầy khổ nhọc này, cả ta cùng chư vị nữa!”
Accompany s.o. = travel with s.o (as a companion): đi cùng, hộ tống, đồng hành với
Set out on a journey = start/begin a journey: thiết lập, sắp đặt/xếp, khởi hành, bắt đầu…
Preach (v): thuyết giảng…
Enlighten (v) s.o : giác ngộ ai, khai sáng, thức tỉnh…
            Enlightenment (n): sự giác ngộ…
Various discourses: nhiều pháp thoại (khác nhau)
Emphasise /’emfəsaiz/ sth. = stress sth: nhấn mạnh, làm nổi bậc
Fundamental doctrine /fʌndəˈmɛntəl/: học thuyết/giáo lý căn bản
Wander (v) /ˈwɒndə/: lang thang, trôi lăn
Weary (a) /ˈwɪəri/: mệt mỏi, kiệt sức. weary path of rebirth: con đường sanh tử nhọc nhằn

P.2. On the long way, while staying at numerous rest houses, halls, shrines and groves, the Buddha held Dhamma talks with his great company advising his pupils to be mindful and self-possessed in learning the Three-Fold Training: “Such is right conduct (Sīla), such is concentration, (Samādhi), and such is Wisdom (Pañña)”.
Dịch:
P.2. Trên lộ trình trình dài đó, trong lúc cư ngự tại nhiều nơi nghỉ chân, hội trường, đền đài và lâm viên, Đức Phật đã thuyết nhiều pháp thoại với hội chúng đông đảo, khuyến tấn chư đệ tử luôn chú tâm và chánh niệm tỉnh giác trong tu tập Tam Vô Lậu Học: “Đó là Giới (Sīla), đó là Định (Samādhi), và đó là Tuệ (Pañña)”.

Great company: đoàn/hội chúng đông đảo
Hold Dhamma talk: (tổ chức, bố trí, sắp đặt) Pháp thoại, thuyết Pháp. (động từ: Hold-held-held)
Be mindful and self-possessed = be heedful/thoughtful and calm: chánh niệm và tỉnh giác
Mindfulness and self-possession = heedfulness and calmness 
The Eight-fold Factors (Parts) of the Noble Path can be grouped into three-fold training:
Three-fold training: Tam học/Tam vô lậu học
      Sīla (Morality/Discipline): Right Speech, Right Action, Right Livelihood
      Samādhi (concentration): Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration
      Pañña (wisdom): Right View/Understanding/perception/attitude, Right Thought

P.3. When they arrived in Vesāli, a prosperous city, they stayed at Ambapāli’s mango-grove, where the Buddha gave a lecture to the Licchavis and Ambapāli the courtesan, who later offered the Buddha and the Sangha her mango-grove. In his last rain-retreat in Beluva, a village near Vesāli, sharp pains came upon the Exalted One, but he bore them with his strong will without complaint.
Dịch:
P.3. Khi đến thành Vesāli (Tỳ-xá-li), một kinh thành phồn thịnh, chư vị trú tại vườn xoài của Ambapāli (kỹ nữ), tại đây Đức Phật thuyết giảng cho người dân Licchavi và cho kỹ nữ Ambapāli, là người sau này đã cúng dường cho Phật và Tăng chúng khu vườn xoài của mình. Trong mùa an cư cuối cùng tại Beluva, một ngôi làng gần thành Vesāli, những cơn đau kịch liệt bất chợt đến với Thế Tôn, nhưng Ngài cố chịu đựng với ý chí mãnh liệt mà không có phiền muộn gì.

Arrive in = reach: đến, đi đến. arrival (n): nơi đến
Prosperous (a): phồn thịnh. Prosperity (n): sự phồn vinh
Ambapāli = the name of a courtesan /ˈkɔːtɪˈzan/ in Vesāli: tên một kỹ nữ
Give a lecture: giảng dạy, thuyết giảng. A lecture: một bài giảng
Rain-retreat (vassāna): an cư. Make/spend a rain-retreat: thực hiện/trải qua 1 mùa an cư
Come upon: chợt đến
Bear sth. (a pain, a difficulty) = accept it bravely: mang/chịu. (Bear-bore-borne) 
Complaint (n), complain (v): than phiền

P.4. Very soon after his recovery, in his last instruction about the Order, he addressed the Venerable Ānanda:
“…The Tathāgata does not think that he should lead the Order or the Order is dependent on him”.
“Therefore, O Ānadna, be lamps to yourselves. Be a refuge to yourselves. Go to no external refuge. Hold fast to the Dhamma as a lamp. Hold fast to the Dhamma as a refuge”.
Dịch:
P.4. Ngay sau khi bình phục, trong lời giáo huấn cuối cùng cho Tăng chúng, Ngài bảo tôn giả Anan:
“…Như lai không nghĩ rằng Ngài phải lãnh đạo Tăng chúng hay Tăng chúng phải lệ thuộc vào Ngài.”
“Vì vậy, này Anan, hãy là ngọn đèn cho chính mình. Hãy là nơi nương tựa cho chính mình. Không tìm nơi nương tựa bên ngoài. Hãy giữ lấy Chánh Pháp làm ngọn đèn. Hãy giữ lấy Chánh Pháp làm nơi nương tựa.”

Recovery (n), recover (v): bình phục, phục hồi (recover from an illness/ailment, a grief)
Depend on s.o/sth = be dependent on s.o/sth = phụ thuộc, lệ thuộc
Be a lamp/ island to oneself = be a refuge to oneself: là/hãy là ngọn đèn/hòn đảo chính mình
External refuge: nương tựa/ ẩn náu bên ngoài
Hold (v) fast (adv): nắm giữ chắc chắn. fast (n,v): ăn chay, ăn kiêng, nhịn đói, nhịn ăn

P.5. “And how, O Ānanda, is a Bhikkhu to be a lamp to himself, a refuge to himself, going to no external refuge, holding fast to the Dhamma as a lamp?”.
“Herein, a Bhikkhu lives diligent, mindful, and self-possessed, overcoming desire and grief in the world, reflecting on the body, feeling, mind (mental states) and metal objects”.
The Buddha indeed lays emphasis on the importance of personal striving for purification and freedom from suffering.
Dịch:
P.5. “Và này Anan, thế nào là vị Tỳ-kheo làm ngọn đèn cho chính mình, làm nơi nương tựa cho chính mình, không tìm nơi nương tựa bên ngoài, nắm giữ Chánh Pháp làm ngọn đèn?”.
“Ở đây, vị Tỳ-kheo sống tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác, nhiếp phục tham ái và ưu bi ở đời, quán sát thân, thọ, tâm và pháp.”
Quả thực, Đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự nỗ lực để tịnh hóa và giải thoát khỏi khổ.

Reflect on sth = think deeply about sth, watch sth carefully: phản chiếu, suy nghĩ về điều gì sâu sắc, quan sát kỹ lưỡng
Desire <> grief (n): tham <> ưu (nổi đau buồn)
body, feeling, mind (mental states) and metal objects = 4 Bases of mindfulness: Tứ niệm xứ
lay emphasis on: nhấn mạnh về
personal striving: nỗ lực cá nhân/tự nỗ lực.
To strive /straiv/ = make a great effort: nỗ lực. Strive for success/ purification
Purification (n): sự thanh lọc, sự tịnh hóa. To purify.

P.6. Having passed from town to town, the Buddha and the Order came to Pāvā and stayed at Cunda’s mango-grove, where they were entertained by the devout smith. Later the Buddha said that his last meal, like the food offered him before his Enlightenment, was of much greater fruit and much greater profit than any other.
Dịch:
P.6. Sau khi đã đi qua nhiều kinh thành và thị trấn, Đức Thế Tôn và Tăng đoàn đã đến Pāvā và trú tại vườn xoài của người thợ rèn Cunda, nơi đó chư vị đã được người thợ rèn tiếp đón và cúng dường. Sau đó Đức Phật nói rằng buổi thọ thực cuối cùng của Ngài, cũng như là thực phẩm cúng dường Ngài trước lúc Ngài thành đạo, đều có kết quả và lợi ích lớn hơn rất nhiều so với mọi sự cúng dường khác.

Entertain (v) = serve s.o with food and drink = to treat: thiết đãi.
Entertainment (n): sự giải trí, tiêu khiển
Devout smith: thợ rèn, thợ kim hoàn (nhiệt tình, sùng kính)
Meal (n): bữa ăn
Profit (n) = benefit: lợi nhuận, lợi ích, lãi

P.7. Then they moved on to the Sāla grove of the Mallas in Kusinārā, where a wandering ascetic, Subhadda, approached them and requested the Buddha to clear his doubt about other religious teachers at that time. The Buddha spoke thus: “In whatever doctrine discipline, O Subhadda, the Noble Eightfold Path is not found, neither is there found the first Samana, nor the second, nor the third nor the fourth. Now in this doctrine and discipline, O Subhadda, there is the Noble Eightfold Path, and in it too, are found the first, the second, the third and the fourth Samanas. The other teachers’ schools are empty of Samanas. If, O Subhadda, the disciples live rightly, the world would not void of Arahants: Void of the saints are the systems of other teachers. But in this one, may the Bhikkhus live the perfect life, so that the world would not be without Saints”. So the ascetic Subhadda was the last disciple to be converted by the Exalted One and he became one of the Arahants soon after his ordination.  
Dịch:
P.7. Sau đó chư vị tiến vào rừng Sāla của người dân Mallas tại Kusinārā. Nơi đây một du sĩ khổ hạnh là Subhadda đã đi đến và thỉnh cầu Thế Tôn giải tỏa mối nghi hoặc của mình về các đạo sư khác ở thời bấy giờ. Đức Phật đã nói như sau: “Trong bất cứ Pháp và Luật nào, này Subhadda, đều không có Bát Thánh Đạo, cũng không thể tìm thấy vị Đệ nhất Sa môn, Đệ nhị, Đệ tam, và Đệ tứ Sa môn. Giờ đây, trong Pháp và Luật của ta, này Subhaddha, có Bát Thánh Đạo, và trong đó cũng có cả Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam và Đệ tứ Sa môn nữa. Các học phái của các đạo sư khác không có các vị Sa môn. Này subhadda, nếu các vị đệ tử sống đời chân chánh, thế gian này sẽ không vắng bóng các vị A-la-hán: Quả thật, hệ thống giáo lý các nhà ngoại đạo đều không có chư vị Thánh A-la-hán. Nhưng trong giáo pháp này, mong chư vị Tỳ-kheo sống đời phạm hạnh thanh tịnh để cõi đời không thiếu bóng dáng các bậc Thánh”. Như vậy, du sĩ khổ hạnh Subhadda là vị đệ tử cuối cùng được Thế Tôn giáo hóa và vị này cũng trở thành A-la-hán chỉ sau khi thọ giới.

Ascetic /əˈsɛtɪk/(n): ẩn sĩ, du sĩ, người tu khổ hạnh.
Doctrine discipline: Pháp Luật
Four Fruits of Samana: (Tứ quả Sa môn)
The First Samana = the Sotāpanna = the Stream-Winner: Sơ quả Tu-đà-hoàn
The Second Samana = the Sakadāgāmin = the Once-Returner: Nhị quả Tư-đà-hàm
The Third Samana = the Anāgāmin = the Non-Returner: Tam quả A-na-hàm
The Fourth Samana = the Arahant = the Perfect Saint/One: Tứ quả A-la-hán
Void (n,a). Be void of s.o/sth = be empty of s.o/sth: trống không, trống rỗng, không có
Live rightly = live the right/perfect life: sống đời chân chánh

P.8. At last, the Exalted One addressed the Bhikkhus, saying his final exhortation: “Behold now, O Bhikkhus, I exhort you! Subject to change are all component things! Strive on with diligence!”.
Dịch:
P.8. Sau cùng, Đức Thế Tôn nói lời giáo huấn cuối cùng với các Tỳ-kheo: “Hãy quán sát, này các Tỳ-kheo, ta khuyến giáo chư vị! Các pháp hữu vi đều vô thường biến hoại, chư vị hãy nỗ lực tinh tấn lên!”
Exhortation /ɛɡzɔːˈteɪʃən/(n): sự hô hào/cổ vũ/thúc đẩy, lời giáo huấn. to exhort /ig’zɔ:t/
All component things (sankhāra): tất cả các hành. (a component: a part of a whole)
Subject to change: chịu sự biến đổi

P.9. Thus at Kusinārā, in the Sāla grove of the Mallas, the final passing away of the Buddha took place. It was again the Full Moon Day of Vesak in 543 B.C. His body was cremated with great ceremony and the relics were divided among Brahmins, Kings and nobles and were then enshrined in ten stupas.
Dịch:
P.9. Thế là tại Kusinārā, trong rừng Sāla của dân chúng Mallas, Đức Phật đã diệt độ. Đó cũng là ngày trăng tròn tháng Vesak vào năm 543 trước CN. Kim thân của Ngài được hỏa thiêu với lễ nghi trọng thể và xá lợi của Ngài được phân chia cho các Bà-la-môn, vua chúa, quý tộc và được tôn thờ trong 10 Bảo tháp.

Final/utter passing away: diệt độ tối hậu (Parinibbāna)
Cremate /kri’meit/ (v): thiêu đốt/hỏa thiêu. Cremation /krɪˈmeɪʃən/(n): sự hỏa thiêu
Great ceremony /ˈsɛrɪməni/: nghi lễ trang nghiêm
Enshrine /inˈʃrʌin/ (v): tôn thờ, thờ phượng (trong điện)
A shrine = a holy place, a place of worship: cái điện, nơi linh thiêng, nơi thờ phượng

P.10. Today, Buddhists from all over the world often go on a pilgrimage to the Four Holy places: Lumbini in Nepal, the Buddha’s Birthplace, Buddha Gayā, where he attained Supreme Enlightenment, the Deer Park in Sarnāth, near Benares, where he turned the Dhamma-Wheel, and Kusinārā, where he passed away in the utter Passing Away (Parinibbāna).
(Adapted from Mahā Parinibbāna Sutta, DIGHA NIKĀYA, No 16)
Dịch:  
P.10. Ngày nay, Phật tử từ khắp nơi trên thế giới hường hành hương về Bốn Thánh Tích: Lâm Tỳ Ni ở Nepal, nơi Đức Phật Đản sanh, Bồ đề đạo tràng, nơi Ngài chứng đắc vô thượng giác, Vườn Lộc Uyển ở Sarnāth, gần Benares, nơi Ngài chuyển Pháp Luân, và Kusinārā (Câu-thi-na), nơi Ngài diệt độ trong Niết bàn tối hậu (Parinibbāna).
(Phỏng theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, số 16)

Go on a pilgrimage /ˈpilɡrimidʒ/ (n): đi hành hương
turned the Dhamma-Wheel: chuyển Pháp Luân
Parinibbāna:
1) Nibbāna realized in this very life with the body remaining: Niết bàn hữu dư
2) Nibbāna without the groups of remaining: Niết bàn vô dư

Dhammapada Verse 146:                                  Kệ Pháp Cú 146
Why is laughter, why is joy?                                Sao cười như vậy, có gì vui?
When the world is ever burring?                          Khi lửa mãi thiêu đốt cõi đời
Shrouded by darkness                                           Đang bị bao trùm trong bóng tối
Do you not seek a light?                                       Sao không tìm kiếm ánh đèn soi?
Dhammapada Verse 236:                                   Kệ Pháp Cú 236
Make an island to yourself,                                   Hãy tự làm hòn đảo cho chính mình,
Strive quickly, be wise;                                          Hãy nhanh tinh cần, hãy sáng suốt;
When your impurities are removed and                Khi cấu uế đoạn trừ và thoát khỏi tham ái
you are free from passions,
You shall go to the heavenly world of the holy.     Chư vị sẽ đến thiên giới của bậc thánh.
Dhammpada Verse 238:                                      Kệ Pháp Cú 238
Make an island to yourself.                                    Hãy tự làm hòn đảo cho chính mình
Be diligent without delay, be wise;                        Hãy tinh cần gấp, hãy sáng suốt
When you are freed from stain and                        Khi thoát ly cấu uế và vô tham,         
become passionless,
You will not come again to birth and old age.       Chư vị sẽ không còn sinh lão.


No comments:

Post a Comment