Wednesday, 15 October 2014

Chánh Niệm và Xung Năng trong Phân Tâm Học

Đây là bản dịch từ một bài nghiên cứu sâu sắc lấy từ cuốn sách rất có chiều sâu về nghiên cứu Phật học, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lí học Phật giáo mà ngày nay được ứng dụng vào chuyên ngành tâm lí trị liệu. Đó là chương 23 trong cuốn sách "Buddhist Thought and Applied Psychological Research" (Tư tưởng Phật học và Nghiên cứu Tâm lí học ứng dụng), được Routledge xuất bản năm 2006. 
Sở dĩ tôi dịch bài này là vì sau khi đọc qua tôi cảm thấy rất thích thú về những ứng dụng rất tinh tế nhưng thiết thực của nó trong lĩnh vực trị liệu cho tự thân và cho chính những người mang 'sứ mệnh trị liệu'. Thật ra, danh từ 'trị liệu' nghe có vẻ mới mẻ nhưng kì thực thì nó đã là cái gì đó từ rất xa xưa. Đó là cái được rút ra từ những gì mà Đức Phật đã dạy còn gọi là những tư tưởng Phật học như là 'đối trị', 'điều trị', 'chữa trị'... cái tâm bệnh. Cái hay của nghiên cứu này là nó lấy các tư tưởng Phật học như là 'chánh niệm', 'ý thức', 'tỉnh thức', 'điều phục tâm', v.v. Đây cũng chính là trải nghiệm mà sau nhiều năm thực tập tôi cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm hơn, và cũng làm cho một số người thay đổi mà tôi hay nói là 'thay đổi thái độ là thay đổi cả cuộc đời'. 

  Chánh Niệm và Xung Năng trong Phân Tâm Học

Jeremy D. Safran

Andrea đến với tôi để trị liệu đã ba năm nay. Cô ấy là một phụ nữ cực kỳ quyến rũ và chuyên nghiệp trong cái tuổi ngoài 40 và đã ly dị chồng sáu năm. Lúc đầu cô ta đến tham khảo ý kiến tôi vì thấy khó khăn trong việc thiết lập một mối quan hệ thỏa mãn lâu dài với một người đàn ông, và vì cái cảm giác bị bó buộc với nghề nghiệp của mình. Cô ấy có một đặc điểm là vướng bận tình cảm với những người đàn ông thiếu cảm xúc và có các mối quan hệ tình cảm bất chợt, là thứ làm thỏa mãn cô ở một mặt, nhưng lại khiến cô có cảm giác trống trải và bị lạm dụng ở mặt khác. Cha cô cũng là một người khá thụ động và thiếu cảm xúc; trong khi mẹ cô lại là một người chiếm ưu thế hơn, biểu cảm hơn, nhưng lại tự tôn và yêu thích bản thân.

Những người đàn ông mà Andrea thường có quan hệ có khuynh hướng nổi trội, quyến rũ, và biểu cảm, nhưng lại hoàn toàn thiếu xúc cảm, thường yêu thích bản thân và có tính cách lợi dụng. Ngoài ra, họ là những người đàn ông nói chung là to con và rắn chắc, những người mà cô mô tả là “nam tính”. Cô cảm thấy những người đàn ông như thế luôn có khả năng chăm sóc và bảo vệ cô. Xung đột của Andrea trong công việc chủ yếu xoay quanh những khó khăn của cô trong việc tự thúc đẩy để nâng cao khả năng chuyên môn nghề nghiệp, và mối quan hệ xung khắc với ông chủ của cô - một người đàn ông dường như quá khắc khe, không đề cao ai, tự tôn, hoặc là không sẵn lòng hay không có khả năng đáp ứng những hướng dẫn và chuyên môn là những thứ mà cô mong muốn có được từ ông ấy.      

Trong buổi làm việc với nhau đầu tiên của chúng tôi, Andrea đã yêu cầu tôi cung cấp cho cô một trình bày rõ ràng về các vấn đề khó khăn của cô và một kế hoạch trị liệu bài bản. Cô muốn biết công việc chung với nhau sẽ là như thế nào, rồi cách tôi diễn giải các mục đích của việc trị liệu, và cách thức chúng tôi sẽ tiến hành đối với nó. Cảm giác bối rối, đầy áp lực, cũng như không thể đưa ra những gì cô đòi hỏi ngay lập tức, tôi đã cố gắng để nói rõ một trong những cảm giác này với cô, và để gợi ý rằng mức độ căng thẳng trong đòi hỏi của cô sẽ có thể gây trở ngại cho việc phát triển một tiến trình hữu cơ giữa chúng tôi, tiến trình mà rồi đây sẽ đưa đến những gì cô ta thực sự mong muốn. Cô ấy dường như thấy được việc trao đổi này là hữu ích. Nó có ý nghĩa với cô ấy và dường như đã cung cấp cho cô ấy một khởi đầu thuận lợi để hiểu ra những gì có thể là sai lầm trong một số các mối quan hệ khác của cô.  

Từ buổi làm việc này, chúng tôi đã thiết lập được một mô hình làm việc chung với nhau, trong đó, những khoảng thời gian tương đối hòa hợp được kéo dài ra trong mối quan hệ giữa chúng tôi - thời gian mà có lẽ như Andrea đã thấy công việc chung là hữu ích - bị ngắt quãng một cách lặp đi lặp lại bởi những buổi làm việc mà cô ấy cứ lại đòi hỏi những gì là thực chất hơn từ tôi và cáo buộc tôi là giấu giếm. Chính những lúc đó, Andrea thường yêu cầu tôi phải năng động hơn và có hướng dẫn hơn. Cô ta muốn tôi phải có trách nhiệm hơn nữa để xác định cách thức chúng tôi sẽ trải qua những buổi làm việc chung với nhau, rồi cho cô nhiều lời khuyên hơn, đưa ra nhiều phản hồi hơn và vân vân. Hoặc là, cô ta có thể yêu cầu tôi nói cho cô biết cách tôi hiểu những khó khăn của cô là như thế nào, và nói rõ cái cách mà tôi nghĩ là sự thay đổi sẽ diễn ra như thế nào. Chính những buổi làm việc như thế, tôi đã cố gắng để thăm dò ý nghĩa của những đòi hỏi đó và để tìm hiểu những gì đang diễn ra giữa chúng tôi và cách thức mà mỗi chúng tôi đóng góp vào tiến trình tương tác đó như thế nào. Tôi cũng thử kiểm nghiệm bằng việc thay đổi thái độ của mình đối với cô ấy. Nhìn chung, tôi nghĩ rằng, tôi đã tích cực hơn và có hướng dẫn hơn với Andrea, nhiều hơn là giữa tôi với nhiều bệnh nhân khác, mặc dầu tôi biết rằng tôi có thể trở nên hoàn toàn giấu giếm, thối lui, và bực bội khi cảm thấy bị gây áp lực. Đây cũng chính là những thứ mà chúng tôi đang thảo luận với nhau. Như vậy là chúng tôi đã cố gắng để thu xếp mỗi chu kỳ khủng hoảng này trong mối quan hệ giữa chúng tôi một cách có hiệu quả và tiếp tục hợp tác với nhau.  

Một trong những thay đổi quan trọng nhất đã diễn ra trong truyền thống phân tâm học trong hai thập kỷ qua đó là sự dịch chuyển từ một nhận thức của nhà trị liệu với tư cách là một nhà quan sát trung lập, là người có thể đứng ngoài lĩnh vực liên quan và quan sát bệnh nhân của mình trong một tư thế khách quan, cho đến nhận thức của nhà trị liệu với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào và không tránh khỏi là một phần của hiện tượng mà người đó đang theo dõi. Theo quan điểm này, cái họa tiết lâm sàng đã phát họa trước đó sẽ được giải thích như những gì được gọi là một xung năng. Các xung năng là những mô hình tương tác tái diễn giữa bệnh nhân và nhà trị liệu, phản ảnh cái lịch sử riêng biệt của cá nhân, các xung đột, và những cách thức liên hệ đến thế giới của cả hai bên tham gia. Các lược đồ quan hệ của một cá nhân (hoặc những kì vọng tổng quát về bản thân - những tương tác khác) định hình cái nhận thức của người đó về thế giới tương tác giữa các cá nhân với nhau, và điều này đưa đến những dự tính khác nhau, những chiến lược và hành động, là những điều lần lượt hỗ trợ cho các phản ứng khẳng định cái lược đồ quan hệ của người đó. Ví dụ, một người dự đoán trước được sự thù địch sẽ hành động bằng chính sự thù địch đã có sẵn, và điều đó sẽ gây ra chính cái sự thù địch mà anh/cô ta đã dự tính trước. Một người đoán trước được sự từ bỏ sẽ tham gia vào các hành động khác nhau sẽ tạo ra chính sự từ bỏ mà người đó dự tính (chẳng hạn, sự bám giữ hay phụ thuộc đối lập).

Tuy nhiên, các phản ứng cụ thể theo cách đặc trưng về sự hiện hữu của một cá nhân sẽ phát ra với người khác phụ thuộc vào các đặc điểm riêng biệt của người đó. Chẳng hạn như, sự lấn lướt có thể tạo ra tình trạng lệ thuộc ở một người, hay tức giận ở người khác. Sự gây hấn có thể phát ra sự công kích trực tiếp ở một người, hay tính chất gây hấn thụ động ở người khác. Trong tư tưởng phân tâm học hiện đại, người ta cho rằng, các mô hình tương tác đặc trưng xuất hiện giữa bệnh nhân và nhà trị liệu sẽ giống nhau trong một vài khía cạnh với những mô hình là đặc trưng của bệnh nhân điều trị liệu bên ngoài, và khác nhau ở những khía cạnh khác. Họ cũng cho rằng, điều không thể tránh khỏi là giữa bệnh nhân và nhà trị liệu sẽ trở nên gắn kết một cách vô thức trong những hình thức tương tác phản ảnh những đặc điểm riêng biệt của cả hai.

Rõ ràng là các mô hình tương tác hay các xung năng này có thể tàn phá một cách ghê gớm. Chúng có thể cản trở sự tiến triển của liệu pháp và âm thầm làm thương tổn tinh thần cho bệnh nhân. Đồng thời, các xung năng này được coi như là có khả năng tạo ra một cơ hội to lớn để thay đổi phương pháp trị liệu nếu họ được làm việc với nhau theo một cách thức xây dựng. Trong cùng một cách thế mà mọi biểu hiện của tâm thức được khai thác hướng đến mục tiêu của sự sáng suốt trong thực hành chánh niệm, làm việc với những xung năng trị liệu trong một cách thức tự thân phản chiếu, thì cách thức chánh niệm được xem là trọng tâm của việc thực hành phân tâm học.

Có hai lí do cho điểm này. Trước tiên, làm việc với bệnh nhân để giúp họ ý thức hơn về những góp phần của họ (cả về mặt nhận thức/tình cảm và hành vi) đối với những xung năng trị liệu khó tránh khỏi đó, để giúp họ phát triển các loại kỹ năng chánh niệm, sẽ giúp ích cho họ trở nên có ý thức hơn, giảm thiểu các hình thức tự động đối với các kiểu tự hại mình một cách vô thức trong các mối quan hệ với người khác. Thứ đến, trong khả năng mà các nhà trị liệu có thể phối hợp với các bệnh nhân của họ trong tiến trình quan sát và tách ly khỏi những xung năng đó, bệnh nhân có thể tham gia vào một loại kinh nghiệm quan hệ mới với các nhà trị liệu để có thể là, theo thời gian, có thể làm thay đổi các lược đồ quan hệ không phù hợp của họ, hoặc là niềm tin về những tương tác tự thân khác.

Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là các loại kỹ năng mà các nhà trị liệu yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho loại hình thăm dò hợp tác và tiến trình tách ly này không phải là các kỹ năng kỹ thuật nào trong bất kỳ ý nghĩa hạn hẹp nào. Chúng là các kỹ năng nội tại, phức tạp, đa dạng, trong mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân với nhau. Để tách khỏi các xung năng, các nhà trị liệu cần phải có một khả năng cơ bản để tự chấp nhận (hoặc là khả năng làm việc đối với nó), cũng như sự sẵn sàng và dũng cảm để đối mặt với những con yêu tinh trong chính họ, và để tham gia vào một tiến trình liên tục về sự tự thăm dò và phát triển của cá nhân. Họ cũng đòi hỏi một sự nhạy cảm giữa các cá nhân, sự cảm thụ, sự khéo léo và khả năng tham gia vào một cuộc đối thoại thẳng thắn với người bệnh - qua đó họ sẵn sàng thử thách những định kiến của họ về những gì đang diễn ra. Các nhà trị liệu bị kìm hãm trong những xung năng khó khăn sẽ khó tránh khỏi phải trải qua những cảm giác khó khăn và đau đớn mà họ có thể gặp phải trong khi chịu đựng hay chấp nhận để nó hoàn toàn xuất hiện trong nhận thức. Nhà trị liệu nào có sự đầu tư vào khuynh hướng tự thấy mình là một người nghĩa hiệp sẽ gặp phải khó khăn khi để cho những cảm xúc thù ghét hay gây hấn đối với bệnh nhân của mình xuất hiện hoàn toàn trong ý thức. Khuynh hướng tự nhiên nhằm tách rời những cảm xúc đau khổ hay đe dọa chính bản thân này dẫn người ta đi đến việc hành động mà không có ý thức về những yếu tố làm động cơ cho những hành động đó. Điều này có thể làm cho cho các nhà trị liệu gặp vô cùng khó khăn khi ý thức về những góp phần của họ đối với các xung năng và để bắt đầu tiến trình tách ly khỏi chúng. Ví dụ, một nhà trị liệu có thể diễn giải rằng, trên bình diện ý thức là ý định giúp đỡ bệnh nhân, nhưng đồng thời lại là một sự phản ảnh về sự thù địch vô thức của mình. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thù địch nằm dưới sự diễn giải của nhà trị liệu, cho dù chính nhà trị liệu cũng không ý thức về điều đó, và dù cho bệnh nhân không thể chuyển cái kinh nghiệm của mình thành lời nói. Trạng thái tâm của nhà trị liệu vì vậy sẽ cản trở cả với khả năng của ông ta trong việc nhìn thấy điều gì đang diễn ra một cách rõ ràng và cả với khả năng của người bệnh trong việc tìm thấy điều gì đó là hữu dụng trong những gì nhà trị liệu phải nói ra. Cái ý nghĩa liên hệ hay cái ẩn ý không nói lên được của giải pháp can thiệp đó thì quan trọng như hoặc là quan trọng hơn cả cái thông tin bằng lời mà nó chuyển tải.  

Công việc nội tâm của nhà trị liệu

Vào buổi sáng trong phần làm việc riêng khi mà tôi sắp sửa để diễn đạt, tôi đã đi làm với cái cảm giác mơ hồ là người không khỏe vì cái cảm lạnh mà tôi đang mắc phải, và cũng cảm thấy mệt lả hay chính xác hơn là cảm giác thật yếu ớt vì một xung đột đau đớn xảy ra giữa tôi và một người bạn thân của tôi. Andrea là bệnh nhân đầu tiên trong ngày hôm đó, và khi cô ấy bước vào văn phòng của tôi vào sáng hôm đó, tôi đã thấy mình thầm tự cầu nguyện rằng, mong rằng đây không phải là một trong những buổi làm việc khó khăn của chúng tôi. Cô ấy bắt đầu buổi làm việc bằng việc nói cho tôi biết rằng, một người bạn của cô là một nhà trị liệu, đã đề xuất một nhóm trị liệu cho cô tham gia, và cũng cho biết là đã có một cuộc hẹn trước để gặp gỡ nhà trị liệu, là người điều hành nhóm trị liệu đó. Tôi đã bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Trước đó, trong thời gian trị liệu, Andrea đã hỏi tôi nghĩ gì về khả năng cô tham gia một nhóm trị liệu, và thời điểm đó, chúng tôi đã thăm dò được ý nghĩa của việc xem xét khả năng này trong mối quan hệ của chúng tôi. Một phần của những gì đã xuất hiện với Andrea từ sự thăm dò này là một biểu hiện rằng việc tham gia vào nhóm trị liệu có thể giúp cô ấy cảm thấy rằng một số nhu cầu của cô đang được quan tâm ở nơi khác, do đó khiến cho cảm xúc của cô về sự thất vọng trong quan hệ với chúng tôi càng trở nên dễ chấp nhận hơn. Chúng tôi đã tìm hiểu được sự giống nhau giữa những gì đã xảy ra với cô ấy ở đây và khuynh hướng của cô là trở nên có liên hệ tình cảm với hơn một người đàn ông cùng một thời điểm. Cuối cùng là Andrea đã quyết định không tham gia nhóm trị liệu, nhưng để xem nó sẽ như thế nào để cố gắng làm cho sự việc rồi sẽ đi đến đâu giữa hai chúng tôi mà không có một vật đệm cảm xúc như nhóm đó đưa ra.  

Bây giờ, cô ấy không chỉ giới thiệu khả năng của nhóm đó thêm một lần nữa, mà cô còn lên kế hoạch để gặp riêng nhà trị liệu đó. Tôi đã cảm thấy ngạc nhiên và hơi chút bực bội. Ấn tượng của tôi là mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp giữa chúng tôi. Nếu Andrea buồn phiền về điều gì đó đã diễn ra giữa chúng tôi, tại sao cô ấy đã không nói điều đó với tôi? Làm sao cô ấy có thể quyết định gặp riêng một nhóm mà thậm chí không nêu vấn đề đó trở lại với tôi? Tôi cố gắng để giữ bình tĩnh và suy nghĩ về cái gì đó hữu ích để nói. “Tôi nghĩ là tôi hơi ngạc nhiên,” tôi tự thấy mình nói. “Ngạc nhiên?” Andrea lặp lại bằng một khía cạnh lạnh lùng trong giọng nói của cô. Tôi nghe thấy mình nói lắp bắp: “Vâng, tôi chắc là điều đó hoàn toàn bất ngờ. Ý tôi là, tôi biết rằng chúng tôi đã nói chuyện về việc cô ấy gia nhập nhóm ở một thời điểm, nhưng tôi nghĩ rằng ý tưởng đó đang còn phải xem lại, và cô cũng tương đối hài lòng với cách thức mà mọi thứ đang diễn ra giữa chúng tôi.” “Làm sao mà anh có thể ngạc nhiên? Làm sao mà anh lại không biết tôi đã thất vọng như thế nào nhỉ?” Andrea trả lời. “Có phải tôi đã nói với anh trước đây? “Vâng, vâng,” tôi lắp bắp. “Tôi phải làm gì để thoát khỏi anh đây? Andrea ngắt lời. “Anh từ chối trả lời những yêu cầu của tôi.” “Điều đó thật không công bằng,” tôi nghĩ, nhưng trước khi tôi có thể bắt đầu sắp đặt lại một việc cho tôi theo suy nghĩ của tôi, Andrea lặp lại: “Dù sao thì, nếu tôi bắt đầu nhóm đó, tôi sẽ phải dừng công việc chung của chúng ta. Tôi không thể thực hiện cả hai việc.”  

Lúc này tôi như bị tê cứng với những cảm xúc mãnh liệt và mâu thuẫn. “Làm sao mà cô ấy lại làm được điều này?” Tôi suy nghĩ. “Rốt cuộc là chúng tôi cũng đã cùng nhau vượt qua. Tất cả những khi tôi bỏ qua những cáo buộc của cô về sự lạnh lùng và che giấu, và cố gắng để phản ứng theo một cách thức cởi mở không phòng thủ. Tôi đã thích ứng được những đòi hỏi của cô ấy bằng nhiều cách khác nhau. Cô ta nghĩ là tôi lạnh lùng và che giấu. Tôi tự hỏi là cô ấy sẽ cảm thấy như thế nào nếu như cô ấy làm việc với một nhà phân tâm học truyền thống?” “Nhưng có lẽ cô ấy quá nhạy cảm điều gì đó về bạn,” một giọng nói khác thì thầm trong đầu tôi. “Cô ấy không phải là người đầu tiên cáo buộc bạn lạnh lùng và che giấu.” Trong khoảnh khắc, tôi bắt đầu rơi vào một trạng thái tự trách mình, nhưng rồi nhanh chóng lấy lại thăng bằng để tự bênh vực mình chống lại cái chủ thể cáo buộc nằm sâu thẳm trong nội tâm. “Đồ chết tiệt!” Tôi nghĩ. “Tôi đã tốt với cô ấy. Có thể là tôi không hoàn hảo, song tôi đã thực sự nỗ lực hết sức mình để giúp đỡ cô ấy.” Khi tôi quay trở lại cái kịch bản nội tại của mình, tôi quan sát thấy tâm trí đang chơi trò với nhiều khái niệm phân tâm học khác nhau trong nỗ lực nhằm giúp tôi lấy lại cảm giác thăng bằng. Đồng thời, tôi cảm thấy ít nhiều phê bình về nỗ lực của tôi nhằm tự tách bản thân ra khỏi cái kinh nghiệm trực tiếp của mình bằng cách sử dụng các khái niệm và công thức, và cảm thấy hơi buồn cười về chính mình.  

Cuối cùng Andrea và tôi cũng đã làm việc theo cách cùng nhau để vượt qua bế tắt này như là chúng tôi đã từng làm việc với nhau trước đây. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các chi tiết về cách chúng tôi đã làm như thế, tôi muốn giữ sự tập trung vào kinh nghiệm nội tâm của tôi. Tôi muốn nhấn mạnh cái kinh nghiệm của tôi về chứng tê cứng nội tâm và nỗi khó khăn của tôi trong khi ngồi lại với nhau và xử lí chuỗi những cảm giác xung đột mà tôi đang cảm nhận như: sốc, tức giận, phẫn nộ, ghê tởm, bất lực, và vân vân. Dần dần tôi đã trở nên thích thú với câu hỏi là làm thế nào mà những nhà trị liệu lại có thể làm việc một cách tích cực với kinh nghiệm bản thân của họ trong một cách thức cho phép họ làm việc hiệu quả với các xung năng trị liệu. Điều gì đích thực là bản chất của trạng thái của tâm đã cho phép các nhà trị liệu có thể liên hệ đến các cảm xúc về sự giận dữ, bất lực, tự ghê tởm, và tuyệt vọng xuất hiện trong chuỗi các xung năng khó khăn mà bản thân họ vẫn không xác định được bằng những cảm giác này và vẫn không có tách rời chúng? Làm thế nào để chúng ta đi vào trạng thái của tâm này và làm thế nào để chúng ta có thể bắt đầu nói về các quy trình nội tại liên quan này theo một cách có ý nghĩa?

Điều đó đã trở thành thông lệ trong các bản văn của phân tâm học hiện đại khi nói về tầm quan trọng của sự hiện diện chủ quan của nhà trị liệu và các tiến trình vô thức có mặt trong các xung năng khó khăn và phức tạp. Đồng thời một số lượng hạn chế của sự chú tâm được dành để nhắm đến việc phát khởi và minh họa những tiến trình mà qua đó các nhà trị liệu có thể làm việc bằng kinh nghiệm của riêng họ để thỏa hiệp với những cách thức từ một trạng thái tâm không có nhiều triển vọng cho liệu pháp xây dựng hiện hữu trong cái tâm mà trong đó cái không gian bên trong được tái hiện cũng như nhiều triển vọng mới được hiện ra. Ở một mức độ rộng lớn, cái tâm thái thích ứng đó dường như có điều gì đó làm việc với sự tự chấp nhận, với khả năng cho phép và chấp nhận cái kinh nghiệm nội tại của chúng ta, bất kể điều đó là gì, hơn là phải chống lại nó. Tâm thái này dường như có liên quan đến một tiến trình của việc “buông bỏ” và chấp nhận đối với kinh nghiệm của mình, trong khi cùng lúc đó vẫn suy nghĩ về nó theo một cách thức trung lập không đánh giá. Nó liên quan đến việc phát triển tính thoáng đạt bên trong để cho những tư tưởng và cảm xúc của mình xuất hiện đúng theo cách mà chúng hiện khởi, và để cho chúng khởi lên và mất đi mà không có sự chấp chặt nào, hơn là nỗ lực để kiểm soát chúng một cách cứng nhắc.

Việc nhấn mạnh vào công việc nội tâm của nhà trị liệu này đã tác động đến cách tiếp cận của chúng ta trong việc huấn luyện nhà trị liệu theo những cách thức quan trọng (Safran and Muran 2000). Trong nhiều năm qua, chúng ta đã và đang sử dụng việc huấn luyện chánh niệm được lấy từ các truyền thống Phật giáo với mục đích nhằm giúp các nhà trị liệu phát triển kỹ năng nội tâm cần thiết cho việc tái hiện ra một không gian bên trong khi mà nó đã bị sụp đổ. Chánh niệm bao gồm việc học cách hướng sự chú tâm của mình trong một cách thức không phán xét để nó trở nên có ý thức hơn về những suy nghĩ, cảm giác, tưởng tượng, và những hành động của chúng ta khi chúng khởi lên trong giây phút hiện tại. Chánh niệm là một phương pháp tự thăm dò rất tinh vi để có thể được áp dụng nhằm giúp các nhà trị liệu phát triển lập trường trong việc tham gia quan sát (tức là, khả năng tham gia vào các xung năng đó trong khi vẫn quan sát bản chất của sự tham gia đó ở cùng một thời điểm). Điều đó có tầm quan trọng tương đương với những gì nhà phân tâm học cổ điển Freud gọi là “tư thế dao động đều” (evenly hovering attention) và nhà phân tích Richard Sterba nói đến như là “phát triển một cái tôi quan sát.” Tuy nhiên, trái với nguồn tài liệu phân tâm học tương đối ít ỏi mô tả chi tiết về tiến trình liên hệ đến sự việc phát triển tâm thái này, tài liệu về chánh niệm thì rất là lớn, và có vô số luận thuyết mang tính kỹ thuật và hệ thống bàn về cách thức để phát triển và thực hiện các kỹ năng của chánh niệm, xác định cái niên đại ít nhất là vào thế kỉ 3 trước Tây lịch.   

Chánh niệm liên quan đến việc hướng sự chú tâm của chính mình để mà trở nên có ý thức về các tư tưởng, cảm giác, tưởng tượng, hay những hành động khi chúng diễn ra ngay trong giây phút hiện tại. Mục tiêu của thực tập chánh niệm là để trở nên tỉnh thức và giảm bớt những tính cách tự động theo thói quen của mình trong việc cấu tạo cái kinh nghiệm của chúng ta qua những hoạt động và hành động mang tính tâm lí tự động. Chánh niệm bao gồm 3 thành phần: (1) định hướng chú tâm, (2) ghi nhớ, và (3) nhận thức không phán xét. Định hướng ban đầu của sự chú tâm liên hệ đến cái chú ý có chủ tâm vào và quan sát cái kinh nghiệm nội tại hay những hành động của chính mình. Điều này liên hệ đến việc nuôi dưỡng một thái độ tìm tòi mãnh liệt về kinh nghiệm của chính mình. Trong thiền chánh niệm, cá nhân ban đầu có thể trau dồi cái khả năng chú tâm bằng cách tập trung sự chú ý vào một đối tượng (ví dụ như hơi thở) và rồi lưu ý đến bất cứ khi nào sự chú tâm bị xao nhãng thì hãy mang nó trở lại điểm chú tâm ban đầu. Bằng việc ghi nhận bất cứ thứ gì mà sự chú tâm hướng đến (ví dụ, một tư tưởng hay một cảm giác nào đó), trước khi hướng sự chú tâm trở lại, người đó phát triển cái khả năng quan sát và tìm hiểu kinh nghiệm của mình từ một quan điểm không chấp thủ, không phải là hoàn toàn bị lôi cuốn vào nó hay là bị đồng hóa với chính nó.  

Thành phần của kí ức đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép các cá nhân trở nên có ý thức khi họ đánh mất đi lập trường của người quan sát không dính mắc bởi việc bị lôi cuốn vào một tư tưởng, một cảm giác, hay một tưởng tượng đặc biệt nào đó mà không có cái ý thức tỉnh giác. Người ta dự đoán rằng sự chú tâm của con người sẽ thường xuyên di chuyển vòng vo từ điểm này sang điểm khác, và rằng, chúng sẽ biến mất trong các đối tượng của sự chú tâm đó (ví dụ, các loại tưởng tượng, kí ức, cảm giác vui buồn) trên một căn bản đang diễn tiến. Lại nữa, nhiệm vụ là phải chú ý một cách lặp đi lặp lại về đối tượng đó, và theo đó cho phép nó tan biến và kéo sự chú tâm của mình trở về một tư thế yên tĩnh hay dao động đều một lần nữa.  

Thành phần của ý thức không phán xét đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người quan sát bất cứ điều gì xuất hiện mà không có đẩy nó ra khỏi cái ý thức và không đánh mất lập trường của chánh niệm, bằng việc bị cuốn vào cái vòng xoáy vô tận trong thói quen phán xét của tự ngã. Mặc dù việc đình chỉ thói quen đánh giá phê bình của tự ngã được xem là then chốt, song điều đó cũng phải thừa nhận rằng, sẽ rất khó tránh khỏi việc người đó sẽ thi thoảng có cảm giác bình phẩm về kinh nghiệm của riêng mình hay của người khác. Vì vậy, công việc ở đây không phải là hoàn toàn loại bỏ việc phê bình đánh giá, mà là để ý thức rõ về nó mỗi khi nó xuất hiện. Tiến trình ý thức này sẽ làm cho tính chất phê bình đó tan chảy ra, bằng cách làm cho nó hoàn toàn tỉnh giác, theo đó tước bỏ hết khả năng của nó và thả lỏng sự chú tâm thêm một lần nữa. Ở cấp độ cơ bản nhất, những gì nổi lên như là đặc biệt quan trọng đối với lập trường của chánh niệm chính là thái độ chấp nhận này. Các đối tượng của sự chú ý không bao giờ có thể bị ép buộc đẩy ra khỏi cái ý thức mà không có tạo ra bất kì sự phản kháng nội tâm nào, mà chỉ là khiến cho chúng mạnh thêm thôi. Chỉ có hành vi của ý thức chấp nhận mới có thể tước bỏ được cái nội dung của tâm về sức mạnh của chúng.

Một phụ phẩm quan trọng trong việc thực tập chánh niệm là việc khám phá cái không gian bên trong (internal space). Điều này gồm có việc nới lỏng các tham chấp vào các tiến trình tri giác-xúc giác của mình - khả năng nhìn thấy chúng như là một sự cấu tạo của tâm. Điều này sẽ làm giảm thiểu kinh nghiệm của sự co thắt kết quả từ việc nhận dạng quá mức (over-identification) về các tiến trình này và cho phép chúng ta phản chiếu về chúng và sử dụng chúng trong việc trị liệu. Kinh nghiệm này giống với những gì mà những nhà lý thuyết phân tâm học như Thomas Ogden (1986) và Glen Gabbard (1996) đề cập đến như là không gian phân tích (analytic space); đó là trạng thái của “hai thức” (double consciousness) cho phép các nhà trị liệu bị “hút vào thế giới của bệnh nhân, trong khi vẫn duy trì được khả năng quan sát của họ” (Gabbard and Wilkinson 1994: 87).  

Tuy nhiên, có một khác biệt quan trọng giữa mục đích của thực tập chánh niệm trong thiền định Phật giáo với việc thực tập chánh niệm như chúng ta đã áp dụng nó trong thực hành tâm lí học phân tích. Trong truyền thống Phật giáo, mục tiêu rốt ráo của thực tập chánh niệm là để nhận biết rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng, gồm cả tự ngã, đều không có sự hiện hữu chân thật. Việc xác định cái nội dung cụ thể của tâm là việc làm không thích hợp. Công việc ở đây là cần quan sát những biểu hiện khác nhau của tâm khi nó khởi lên và mất đi, mà không có dính mắc vào chúng. Việc thực hành chánh niệm mà chúng ta áp dụng luôn có hai mục tiêu. Thứ nhất là để giúp các nhà trị liệu phát triển một khả năng cảm nhận rộng lớn về cái không gian bên trong bằng cách giảm thiểu những tham chấp của họ đối với bất kì cảm giác, tư tưởng hay tưởng tượng đặc biệt nào. Mục tiêu thứ hai là để huấn luyện các nhà trị liệu hoàn thiện các kỹ năng chú tâm của họ để trở nên có ý thức hơn và vận dụng cái kinh nghiệm nội tâm của họ như là một nguồn thông tin tiềm năng quan trọng.   

Trong phần tiếp theo này tôi sẽ phát họa cách thức mà qua đó việc thực hành chánh niệm có thể được tích hợp với một loại đối thoại mang tính chất trị liệu giữa nhà trị liệu và bệnh nhân mà cho phép họ cùng hợp tác tìm hiểu và tách ra khỏi các xung năng trị liệu. Tiến trình đối thoại này liên hệ đến cái thông tin giao tiếp siêu hình (metacommunication). Thông tin giao tiếp siêu hình bao gồm một nỗ lực nhằm bước ra ngoài cái chu kỳ quan hệ đang được dựng lên bằng cách xử lí nó như là trọng tâm của hợp tác thăm dò: đó là, trao đổi thông tin về chính cái thông tin trao đổi đang diễn ra. Điều này có thể được nghĩ đến như là một loại chánh niệm trong hành động (mindfulness in action). Đó là một nỗ lực nhằm đem cái ý thức đang diễn ra gắn vào tiến trình tương tác giữa nhà trị liệu và bệnh nhân khi nó phơi bày ra. Thông tin giao tiếp siêu hình cố gắng làm giảm thiểu mức độ suy luận và căn cứ càng nhiều càng tốt vào kinh nghiệm trực tiếp của nhà trị liệu về một số phương diện trong mối quan hệ trị liệu (hoặc là cảm xúc riêng của nhà trị liệu, hoặc là cái nhận thức trực tiếp về một số phương diện hành động của bệnh nhân). Chẳng hạn, nhà trị liệu có thể nói, “Tôi cảm thấy rất thận trọng trong lúc này”, hoặc là “Tôi cảm giác như rất dễ khi nói điều gì đó xúc phạm đến cô.” Sự tự tiết lộ đóng vai trò quan trọng trong thông tin giao tiếp siêu hình, tuy nhiên các dạng khác của sự phản hồi cũng cần phải được dùng đến. Ví dụ, nhà trị liệu có thể nói, “Tôi cảm thấy như là anh không có cởi mở trong lúc này”, hay “Tôi có cảm tưởng như là giữa chúng ta đang có một rào chắn.” Mục đích của những tuyên bố kiểu này là để nói lên cái cảm quan trực giác hay tiềm ẩn của mình về điều gì đó đang diễn ra trong mối quan hệ trị liệu để có thể khởi đầu một cuộc thăm dò rõ ràng về điều gì đó đang được dựng lên một cách vô thức.

Công việc của nhà trị liệu khi tham gia vào loại thăm dò này là để nhận biết những cảm xúc của họ và sử dụng chúng làm điểm khởi đầu trong tiến trình hợp tác thăm dò. Các hình thức khác nhau của thăm dò đều có khả năng. Nhà trị liệu có thể cung cấp phản hồi cho bệnh nhân về tác động của họ vào các đối tượng khác. Ví dụ như, “Tôi có cảm giác thận trọng đối với cô…, như thể là tôi đang đi trên những quả trứng.” Hay, “Tôi cảm thấy thật khó khăn khi tiếp xúc với cô. Một mặt là, những điều cô đang nói về dường như thực sự là quan trọng. Nhưng mặt khác, có một mức độ vi tế là tôi cảm thấy khó khăn để thực sự cảm nhận được cô.” Hoặc là, “Tôi cảm thấy bị cô phê phán.” Phản hồi đó cũng có thể mở đường cho việc thăm dò về kinh nghiệm nội tâm của bệnh nhân. Chẳng hạn, nhà trị liệu có thể nói thêm: “Phản hồi này có ý nghĩa đối với cô không? Cô có ý gì khi phê phán tôi không?” Nó luôn ích lợi cho nhà trị liệu khi chỉ ra những trường hợp rõ ràng về những hành động phát ra của bệnh nhân. Ví dụ, “Tôi có cảm giác như đang bị cô sa thải hay chấm dứt liên hệ, và tôi nghĩ là có thể nó liên quan đến cái cách mà ở đó cô có khuynh hướng không chịu dừng lại và phản ảnh theo một cách ám chỉ rằng cô thực sự đang xem xét những gì tôi nói.”   
Các họa tiết

Trong phần này, tôi sẽ cung cấp hai họa tiết lâm sàng cô đọng minh họa quá trình của thông tin giao tiếp siêu hình. Sau đó tôi sẽ nói rõ một số các nguyên tắc cơ bản theo một cách hệ thống.
Roxanne là một sinh viên tốt nghiệp chuyên nghành nhân chủng học. Có điều gì đó tôi thấy rất dễ thương về cô ấy - một cái gì đó chắc chắn, trưởng thành, và cởi mở. Cố ấy dường như có một niềm đam mê đích thực là tìm hiểu chính mình và thực hiện công việc của chúng tôi. Cô bắt đầu trị liệu vì có những cảm giác trái ngược về chồng mình, người mà cô kết hôn đã hai năm. Mặc dầu cô rất quan tâm đến anh ấy và cảm thấy anh là một người chồng tuyệt vời, cô vẫn cảm thấy thiếu một niềm đam mê trong mối quan hệ với nhau và không biết liệu cô ấy đã sẵn sàng có con với anh ta hay không.

Vài tháng đầu tiên việc trị liệu diễn ra rất tốt đẹp. Một liên kết trị liệu nhanh chóng được thiết lập, và tôi nhận thấy mình đang mong đợi những buổi tái khám của cô. Tôi đã phát triển một cảm giác rằng chúng tôi đã bắt nhịp với nhau và thật tế đã lưu ý đến bản thân, với sự quan tâm, và rằng trong hơn một lần, chúng tôi dường như đang vô tình xoay những chiếc ghế của chúng tôi qua lại đồng nhịp điệu với nhau như thể là đang thể hiện sự hòa hợp lẫn nhau. Khi phương pháp trị liệu vẫn đang tiếp tục, nó dần hiện ra trong tôi cái cảm giác là tôi không còn cảm thấy chờ đợi những cuộc gặp gỡ với nhau ở mức độ như lúc ban đầu nữa. Mặc dầu tôi vẫn thấy mình thích Roxanne và cảm thấy rằng cô ấy vẫn tiếp tục công việc một cách tích cực trong việc trị liệu, tôi đã nhận ra một cảm giác vi tế về tính chất bằng phẳng đối với những buổi làm việc này. Thật khó để biết được những gì đã chiếm cảm giác này, vì trên bề mặt của sự việc, việc trị liệu vẫn đang diễn ra tốt đẹp, và không có gì rõ ràng để giải thích cho nó. Trong một nỗ lực để làm rõ những gì đang diễn ra, tôi rốt cuộc đã nói với Roxanne rằng, “Cô biết đó, tôi đang cố gắng để tìm ra những gì đang xảy ra giữa chúng ta. Tôi có cảm giác như là có một tính chất phẳng lì trong vài buổi làm việc vừa qua giữa chúng ta. Tôi nghĩ rằng tôi đã bị loại do dự khi nuôi dưỡng nó, vì một sự miễn cưỡng khi làm hỏng mọi thứ giữa chúng ta, và vì tôi đã có một cảm giác mọi thứ diễn ra tốt đẹp giữa chúng ta, và đang tận hưởng thời gian tốt đẹp bên nhau.”

Đáp lại, cô ấy đã có thể chấp nhận ý thức của mình về tính chất phẳng đó, và một nỗi sợ hãi tương tự khi làm điều gì đó có thể làm hỏng mối quan hệ của nhau. Điều này dẫn đến một khám phá về cách thức mà trong đó cô có xu hướng thể hiện những mặt riêng của mình với tôi mà cô ấy tin là đáng ngưỡng mộ và dễ thương hơn và gặp khó khăn khi chấp nhận và bày tỏ các mặt đối nghịch của sự tự trải nghiệm. Điều này sẽ dẫn đến một khám phá về các cảm giác thất vọng mà sau 6 tháng trị liệu cô vẫn cảm thấy mình bị mắc kẹt trong mối quan hệ với chồng cô.

***
Susan là một phụ nữ bị trầm cảm trong những năm đầu 20 tuổi và đang được chữa trị đồng thời bằng thuốc chống trầm cảm. Cô đã được chữa trị thành công một lần trước đây với thuốc chống trầm cảm, nhưng lại bị tái phát vì những lí do môi trường hay tâm lí không rõ ràng. Cô hết sức nhập nhằng khi phải tham gia vào các chương trình tâm lí trị liệu, vì nghĩ rằng, điều đó có nghĩa rằng cô sẽ bị quy kết cho những vấn đề của riêng mình. Nhiều lần, cô ấy hỏi tôi là tôi có cảm thấy là cô có nên theo đuổi việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, và tôi đã cảm thấy rằng cô ấy đang kiểm chứng xem liệu tôi có chấp nhận rằng vấn đề suy nhược của cô là do yếu tố di truyền và vì thế sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của cô. Tôi đã cố gắng để thăm dò cái ý nghĩa về câu hỏi đó với cô ấy và cũng là để chuyển tải rằng tôi sẽ ủng hộ bất kì điều gì cô ấy đã quyết định, nhưng dường như là cô xem bất kì nỗ lực nào nhằm tìm hiểu kinh nghiệm của cô đều là một sự áp đặt, và bất kì cố gắng nào nhằm tái bảo đảm với cô đều là trống rỗng cả.  

Trong quá trình trao đổi này, tôi luôn cảm thấy thận trọng, gò ép, và lo lắng về việc nói điều gì đó không đúng. Có một lần, cái hình ảnh xuất hiện trong tâm trí của tôi là có hai người đang chơi cờ với nhau, và tôi nói với cô ấy: “Tôi cảm thấy như thể chúng ta là hai người đang chơi cờ với nhau đó, cẩn thận tính toán và cố gắng quyết định từng nước cờ một. Cô có hiểu ý tôi muốn nói không? Cô ấy thừa nhận rằng hình ảnh đó cũng xảy ra giống như cô, và thế rồi tôi hỏi rằng, cô cảm thấy như thế nào khi chơi cờ với anh ta? Điều này dẫn đến một sự thăm dò về nhu cầu của cô ấy khi phải hành động hết sức thận trọng để tự bảo vệ mình khỏi tôi, và điều này lần lượt giúp cô ấy bắt đầu khám phá sự mất niềm tin sâu sắc và cảm giác dễ bị tổn thương của mình.   

Các nguyên tắc của thông tin giao tiếp siêu hình

Dưới đây là mô tả một số các nguyên tắc chung cơ bản cho việc sử dụng khéo léo của thông tin giao tiếp trị liệu siêu hình:

1. Thăm dò bằng sự ướm thử khéo léo và nhấn mạnh tính chủ quan của chính mình
Nhà trị liệu nên truyền đạt những quan sát theo một cách thức thăm dò và ướm thử. Thông điệp ở cả hai cấp độ ngấm ngầm và rõ ràng này phải là một trong những bệnh nhân lôi cuốn nhằm tham gia vào một nỗ lực hợp tác để tìm hiểu những gì đang diễn ra, chứ không phải là một trong những thông tin truyền đạt với tình trạng khách quan. Nó cũng thật quan trọng khi nhấn mạnh tính chủ quan về nhận thức của chính mình, vì điều này khuyến khích bệnh nhân sử dụng các quan sát của nhà trị liệu như là một kích thích cho sự tự khám phá chứ không phải phản ứng lại theo cách hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực như là những tuyên bố kiểu chính thức.  

2. Không đảm nhiệm song song với các mối quan hệ khác
Các nhà trị liệu nên đề phòng về sự nỗ lực vội vàng nhằm thiết lập một liên kết giữa cái cấu tạo đang được dựng lên trong mối quan hệ trị liệu và các mối quan hệ khác trong cuộc sống của bệnh nhân. Những cố gắng nhằm thực hiện các kết nối này (trong khi vẫn hữu ích trong một số hoàn cảnh) có thể được các bệnh nhân cảm nhận như là sự quy kết và có thể phục vụ một chức năng phòng thủ cho các nhà trị liệu. Thay vào đó, nên tập trung vào việc thăm dò những kinh nghiệm và các hoạt động bên trong của bệnh nhân theo một sắc thái riêng như khi chúng xuất hiện trong hiện tại và tại đây.

3. Đặt tất cả những thiết lập trong ý thức về những cảm nhận của mình và chịu trách nhiệm cho những đóng góp của mình
Tất cả những quan sát và thiết lập đều nên cố gắng tính đến những gì nhà trị liệu đang cảm nhận. Nếu không làm như thế sẽ làm tăng nguy cơ về một hiểu biết sai lạc bị tác động bởi các yếu tố vô thức. Điều quan trọng là phải chịu trách nhiệm cho những đóng góp của mình đối với các hành động liên thông. Chúng ta luôn luôn vô ý thức khi đóng góp vào sự tương tác theo những cách mà chúng ta không ý thức về nó và một nhiệm vụ quan trọng bao gồm việc làm rõ bản chất về sự đóng góp này trong một thể thức đang diễn ra. Trong một số trường hợp, tiến trình thừa nhận một cách rõ ràng trách nhiệm đối với những đóng góp của mình đối với bệnh nhân có thể là một sự can thiệp có uy lực đặc biệt. Thứ nhất, tiến trình này có thể giúp bệnh nhân nhận thức được những cảm xúc vô thức hay một phần ý thức mà họ gặp khó khăn khi nói ra. Chẳng hạn, việc thừa nhận rằng một người từng phê bình chỉ trích có thể giúp bệnh nhân nói ra những cảm giác của họ về sự tổn thương hay sự oán hận. Thứ hai, thông qua việc đánh giá những nhận thức của bệnh nhân về các hành động của nhà trị liệu, các nhà trị liệu có thể giảm bớt những nhu cầu phòng vệ của họ.  

4. Bắt đầu từ chính nơi bạn đang là
Việc hợp tác thăm dò về mối quan hệ trị liệu phải nên tính đến các yếu tố cảm giác, trực giác và những quan sát đang xuất hiện đối với nhà trị liệu trong chính khoảnh khắc đó. Những gì đó là đúng ở một buổi làm việc có thể không đúng trong buổi kế tiếp, và những gì là đúng tại một thời điểm có thể thay đổi trong thời điểm kế tiếp. Hai nhà trị liệu có thể phản ứng khác nhau đối với cùng một bệnh nhận, và mỗi nhà trị liệu đều phải bắt đầu bằng việc dùng cái kinh nghiệm riêng của mình. Vì thế mà, ví dụ, khi một người quan sát thứ ba có thể thông qua một phản ứng đồng cảm đối với một bệnh nhân có tính cách hung hăng, các nhà trị liệu cũng không thể tự thao tác dựa vào khái niệm trong một tư thế đồng cảm mà họ không có cảm nhận. Họ phải bắt đầu bằng việc hoàn toàn chấp nhận và xử lí bằng những cảm xúc riêng của họ và những phản ứng mang tính chủ quan.  

5. Tập trung vào tính chất cụ thể, rõ ràng, hiện tại và tại đây của mối quan hệ trị liệu
Bất cứ khi nào có thể, những câu hỏi, những quan sát, và những nhận xét đều nên tập trung vào các trường hợp cụ thể ở hiện tại và tại đây, hơn là chỉ mang tính khái quát. Điều này thúc đẩy ý thức dựa trên kinh nghiệm hơn là sự suy đoán mang tính trừu tượng, tri thức hóa. Ví dụ, “Tôi cảm thấy như cô đang rút lui khỏi tôi lúc này. Cô có ý gì khi làm việc này không?”

6. Đánh giá và thăm dò những phản ứng của bệnh nhân cho các liệu pháp can thiệp
Các nhà trị liệu cần giám sát chất lượng đáp ứng của bệnh nhân để áp dụng các giải pháp can thiệp trong một căn bản đang diễn tiến. Bệnh nhân có sử dụng giải pháp can thiệp của nhà trị liệu như là một yếu tố kích thích cho việc tìm hiểu sâu hơn không? Anh hay cô ta đã đáp ứng trong một cách thức nhỏ nhất mà không có sự tỉ mỉ? Anh/cô ta không trả lời? Anh/cô ta trả lời theo một cách thức phòng thủ hay tự biện minh? Anh/cô ta đồng ý một cách quá dễ dãi trong những gì dường như là một nỗ lực để trở thành một bệnh nhân “tốt” không? Điều quan trọng ở đây đối với nhà trị liệu khi tham dự vào những trực giác vi tế về chất lượng đáp ứng của bệnh nhân. Ví dụ, một chất lượng vi tế về sự hài lòng có thể khó để kích hoạt, tuy nhiên nhà trị liệu thì vẫn có thể cảm nhận nó. Nhà trị liệu có thể cảm nhận được ở một mức độ mà bệnh nhân có một đáp ứng nhập nhằng đối với giải pháp can thiệp của nhà trị liệu, mặc dù bệnh nhân đó gặp khó khăn trong việc nói ra những manh mối thích hợp. Nếu một giải pháp can thiệp không đào sâu thêm việc thăm dò hay chỉ tăng thêm ức chế, hay nếu nhà trị liệu cảm thấy điều gì đó đặc biệt trong phản ứng của bệnh nhân đối với nó, thì đó chính là thời điểm quyết định để khám phá cái cách mà trong đó bệnh nhân trải nghiệm nó. Có phải anh/cô ta cảm nhận giải pháp can thiệp của nhà trị liệu là phê bình, trách cứ, hay cáo buộc không? Anh/cô ta có cảm nhận nó như là áp chế, đòi hỏi, hay là lôi cuốn không? Theo thời gian, loại thăm dò này có thể giúp để nói lên bản chất của xung năng đang diễn ra. Nó có thể giúp để nói rõ cách thức đặc trưng của bệnh nhân trong việc giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân và dần dần đưa đến làm phong phú các lược đồ quan hệ của họ. Nó cũng có thể đưa đến một sự tinh lọc tiếp tiến trong hiểu biết của nhà trị liệu về những đóng góp của họ cho sự tương tác.

7. Hợp tác thăm dò về mối quan hệ trị liệu và sự tách li diễn ra ở cùng thời điểm
Các nhà trị liệu không cần thiết là phải có một thiết lập rõ ràng trước khi diễn ra việc trao đổi thông tin siêu hình. Trong thực tế, cái tiến trình suy nghĩ rồi nói bậc ra về sự tương tác thường giúp các nhà trị liệu tách ra khỏi cái hình thể đang được dựng lên bằng cách nói ra những cảm nhận vi tế, bằng không thì vẫn còn y nguyên trong trạng thái tiềm ẩn. Hơn nữa, tiến trình của việc nói cho bệnh nhân nghe về một mặt trong kinh nghiệm của một người mà người đó không còn xung đột có thể làm cho nhà trị liệu tự do nhìn thấy tình huống rõ ràng hơn.

8. Hãy nhớ rằng các nỗ lực nhằm thăm dò những gì đang diễn ra trong mối quan hệ trị liệu có thể có chức năng như những chu kỳ mới của một xung năng vô thức đang diễn biến
Ví dụ, nhà trị liệu nói lên một trực giác đang lớn dần rằng, bệnh nhân đang rút lui, và nói rằng: “Tôi cảm thấy như là tôi đang cố để nhổ những chiếc răng mình ra.” Đáp lại, bệnh nhân càng rút lui xa hơn và một sự tăng cường về mức độ nhún nhảy giữa các cá nhân với nhau nảy sinh mà trong đó nhà trị liệu càng phải tăng cường những nỗ lực của mình để vượt qua và bệnh nhân càng trở nên phòng thủ hơn. Điều quan trọng là phải theo dõi chất lượng phản ứng của bệnh nhân đối với tất cả các giải pháp can thiệp và tìm hiểu trải nghiệm của họ về các giải pháp can thiệp chưa được thuận lợi. Có phải là giải pháp can thiệp đó càng làm trầm trọng thêm tính tự tìm hiểu của bệnh nhân hay chỉ đưa đến tính cách phòng thủ hay là sự chiều theo? Tiến trình của việc tìm hiểu cách thức trong đó bệnh nhân cảm nhận các liệu pháp can thiệp chưa đủ thuận lợi giúp tinh lọc sự hiểu biết về tính chất nhảy múa vô thức đang diễn ra giữa các cá nhân.

Mô tả lâm sàng

Cuộc đối thoại sau đây minh họa quá trình trao đổi thông tin giao tiếp siêu hình theo một cách thức chi tiết hơn. Nó được lấy ra từ một buổi làm việc trước đây với một bệnh nhân có những đòi hỏi dữ dội và quyết liệt có tên là Silvia. Những bình luận về cuộc đối thoại thì được cung cấp trong những chữ in nghiêng.

NHÀ TRỊ LIỆU: Vì vậy, hừm… đây là buổi làm việc với nhau thứ hai của chúng ta, và tôi không biết là liệu cô có cảm thấy, hay là có suy nghĩ gì, hay nghi vấn nào hay không sau buổi làm việc vừa qua của chúng ta.

SILVIA: Tôi không thấy hài lòng lắm. Thực sự, tôi rất thất vọng với anh. Lần trước, khi tôi đến đây, chỉ ngồi ở đây và tôi đã nói chuyện, rồi nói, rồi nói. Và không có gì, hoàn toàn không có gì. Anh ngồi đó, giống như anh đang ngồi bây giờ, và anh không thực sự nói nhiều về bất cứ điều gì, và tôi - nó chọc giận tôi, vì nếu như tôi phải đến đây - nếu tôi đến đây để trị liệu, tôi đang đến đây và tôi đang làm điều này, là tôi muốn một câu trả lời. Tôi không đến đây chỉ để nói, và nói và nói, và nghe ông nói những điều chỉ làm cho tôi thêm khó hiểu. Công việc này sẽ như thế nào? Tôi cần anh nói cho tôi biết là sự việc sẽ diễn tiến ra sao? Tôi cần một câu trả lời cụ thể. Làm sao tôi đến đây chỉ để có được những gì như là tôi bây giờ, hay là đi đến nơi khác? Tôi cần một con đường để đi. Tôi… không biết phải đi như thế nào. Tôi đến trị liệu đã hai năm rồi, và không có gì có vẻ là giúp ích cho tôi cả. Và anh cũng không giúp gì được. Vì thế, nó giống như là, tôi phải làm gì?

NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi, đấy cô biết đó, tôi hiểu là cô không mấy hài lòng về buổi làm việc vừa qua và do đó cô đang cảm thấy chán nản, và cũng vậy, nếu tôi hiểu đúng, là cô muốn nghe tôi nói nhiều hơn nữa, như là về - về cách làm sao để áp dụng phương pháp trị liệu…

SILVIA: Anh làm việc đó như thế nào? Anh làm thế nào với công việc của anh? Điều này sẽ giúp tôi như thế nào? Làm sao để tôi thích ứng với những gì đang diễn ra?  

NHÀ TRỊ LIỆU: Được rồi, tôi sẽ cố gắng để trả lời cho cô rằng… Nhưng trước khi tôi nói lên điều gì đó, tôi muốn nói rằng tôi có một số bận tâm là có hay không những gì tôi nói sẽ thực sự là những gì cô cần không. Nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức, được rồi… Cô có một vẻ mặt trông rất vui...

SILVIA: Tôi không hiểu là tại sao anh lại quan tâm đến điều đó. Đó không phải là công việc của anh chứ? Nói cho tôi biết sự việc đang diễn tiến ra sao… Tôi hoang mang lắm rồi.

Silvia bắt đầu buổi làm việc bằng cách bày tỏ sự giận dữ và thất vọng với cách mà sự việc đang diễn ra và bằng cách tạo áp lực lên nhà trị liệu nhằm cung cấp cho mình lời giải thích về cách thức mà phương pháp trị liệu sẽ giúp cho cô ấy. Nhà trị liệu truyền đạt mối quan tâm của ông rằng, sẽ là khó khăn để thỏa mãn cô ấy, và rồi chú trọng vào cái khuôn mặt cáu gắt của cô ấy, bắt đầu thăm dò phản ứng của cô ấy đối với cái thông tin giao tiếp siêu hình của ông.

NHÀ TRỊ LIỆU: Vâng, tôi muốn nói, đó là việc mà tôi phải cố gắng hết sức để giúp cô, và cố gắng giải đáp những khúc mắc của cô, vâng, nhưng có những điều về… nó hơi khó cho tôi khi diễn tả nó bằng lời… thế nhưng có một điều gì đó về mức độ căng thẳng mà cô đang yêu cầu tôi trả lời là hơi khó một tí… điều khiến tôi phải đặt nghi vấn về khả năng của tôi khi đưa ra câu trả lời mà cô mong muốn. Nhưng, tôi sẽ cố gắng… được không nào? Căn bản là khi tôi nhìn thấy nó, cái cách mà trong đó phương pháp trị liệu có thể áp dụng là khi hai chúng ta phải cùng làm việc với nhau để tìm hiểu những điều mà cô có thể sẽ thực hiện nó trong mối quan hệ với những người khác, điều mà có thể tự chuốc lấy thất bại mà có thể cô không ý thức đầy đủ về… những cách mà cô có thể thấy những thứ chỉ tự làm khó khăn cho mình, hay là những cách mà trong đó cô đang tiếp xúc với những cảm giác chỉ là tự chuốc lấy thất bại, hay là những cách mà trong đó cô… cô đang lắc đầu…

SILVIA: …Tôi không tự làm khó mình. Tôi không tự cản trở mình. Tôi không hiểu là việc đến đây và tiếp tục làm việc với nhau sẽ giúp được gì không. Có phải là tôi không - có phải điều đó không cho là tôi nói những gì đang diễn ra và ông đang trả lời cho tôi - hãy trả lời cho tôi đi? Đó không phải là cái cách nó luôn thực hiện hay sao? Ông đặt câu hỏi rồi ông trả lời nó. Tôi không hiểu liệu những gì ông đang cố làm sẽ giúp ích. Tôi không nghĩ là tôi đang tự làm khó tôi.      
    
NHÀ TRỊ LIỆU: Um-hm.

SILVIA: Tôi không nghĩ rằng tôi đang tự làm khổ mình cả.

NHÀ TRỊ LIỆU: Um-hm. 

SILVIA: Tôi nghĩ tôi đến đây là vì câu trả lời và anh không cho tôi câu trả lời.

NHÀ TRỊ LIỆU: Um-hm. Tôi chắc chắn là sẽ cung cấp cho cô câu trả lời trong khả năng mà tôi có thể. Nhưng cũng có một số sẽ vượt ra ngoài phạm vi mà hai chúng ta đang thực sự tìm hiểu chúng với nhau.

SILVIA: Vâng, điều đó khó hiểu đối với tôi quá. Tôi cần cái gì đó phải cụ thể. Tôi cần biết cách thức để đi từ điểm A đến điểm B.

NHÀ TRỊ LIỆU: Um-hum.   

SILVIA: Và nếu tôi chỉ đến ngồi đây và nhận lấy những thứ khó hiểu này… nó là thứ chỉ làm mất thời gian của tôi, có phải vậy không? Đó là kiểu lãng phí thì giờ của tôi. Đó là thứ trong hai năm qua đã đi cùng với những người khác. Nó chỉ là thứ phí phạm thì giờ của tôi nếu như tôi chỉ ngồi đây và nhận lấy những điều không thực tế.  

NHÀ TRỊ LIỆU: Uh hum, vâng, cô biết đó, tôi đang cố gắng suy nghĩ xem là có cách nào mà tôi có thể cụ thể hơn như là lúc này hay không. Um, để tôi… để tôi cho cô một ví dụ, được không?
SILVIA: Được, phải cụ thể đó.

NHÀ TRỊ LIỆU: Ngay bây giờ đây, chúng ta hãy cố gắng nhìn xem những gì đang diễn ra giữa hai chúng ta. Rõ ràng là, cô muốn có câu trả lời, và tôi hiểu rằng cô muốn có câu trả lời, và tôi muốn nói cho cô những gì cô cần. Nhưng tôi nghĩ là có điều gì đó về cái - chỉ là cố gắng để hiểu những gì đang diễn ra giùm tôi - có điều gì đó về mức độ căng thẳng với điều mà cô đang hỏi… cái áp lực nơi mà tôi phải tạo ra điều gì, điều đó gây khó khăn cho tôi là phải…

SILVIA: Đó có phải là công việc của ông không? Để tạo ra điều gì… để trả lời cho tôi? Điều đó không phải là việc làm của ông chứ?

NHÀ TRỊ LIỆU: Vâng, việc của tôi là giúp cô. Thế nhưng có điều gì đó về những gì đang diễn ra giữa hai chúng ta ngay lúc này, khiến nó gây khó khăn cho tôi là phải thực sự cho cô những gì cô đang muốn và đang cần.

SILVIA: Ông không yêu cầu tôi thực hiện luôn sao? Ông không yêu cầu tôi cho ông thứ đó luôn sao?

NHÀ TRỊ LIỆU: Nói cho tôi biết thêm về điều đó đi. Dường như là nó...?

SILVIA: Có phải là ông đang hỏi tôi là cho ông biết những gì đang diễn ra với tôi và nói rõ ràng những gì đang diễn ra với tôi không? Như thế thì tôi đang bị yêu cầu là phải thực hiện điều đó luôn sao? Có phải là tôi không?

NHÀ TRỊ LIỆU: Tôi đang tự hỏi là cô có cảm thấy bị chỉ trích bởi những gì tôi vừa mới nói không.

SILVIA: Dĩ nhiên là có. Tôi cảm thấy như là ông đang trách cứ tôi. Như là tôi đến đây và tôi đang cố gắng để nói tôi cảm thấy như thế nào, cố gắng để nói tôi muốn gì từ ông… và cần gì từ ông, và nó trở ngược lại với tôi ngay lúc này đây.

NHÀ TRỊ LIỆU: Được rồi… Tôi cần phải suy nghĩ về điều đó thêm một chút. Tôi không nghĩ đó là chủ ý của tôi khi trách cứ cô… tuy nhiên có lẻ có một cách thức mà trong đó tôi phản ứng vì cái cảm giác bị áp lực, và có lẻ cảm thấy… cảm thấy một chút bị đỗ lỗi vì không cho cô những gì cô muốn. Để rồi lần lượt tôi có phần hơi đổ lỗi cho cô. Vì thế, nó có phần giống như kiểu chuyền một trái khoai tây nóng từ sau ra trước. Cô biết đó… giống như cô nói, “Tôi không làm cái công việc của tôi,” và tôi nói “cô không làm cái công việc của cô.” Cô có cảm thấy có lí không?

SILVIA: Có một chút, vâng.

NHÀ TRỊ LIỆU: Được… Vậy nếu đó là những gì diễn ra giữa hai chúng ta… rồi thì… Tôi hoàn toàn không chắc chắn làm thế nào chúng ta sẽ vượt qua được điểm này… nhưng tôi nghĩ rằng cả hai chúng ta đều có thể đồng ý rằng những gì đang diễn ra là một sự khởi đầu… phải không? Và, tôi sẵn sàng làm việc với cô để giúp cả hai cùng tìm ra một cách thức để vượt qua cái điểm này. Phải không? Và cảm nhận của tôi là điều đó là một bước khởi đầu quan trọng cho chúng ta. Đúng không?

SILVIA: Đúng, được, vâng.

NHÀ TRỊ LIỆU: Được rồi.

Mặc dầu nhà trị liệu có nghi ngờ rằng, bất kì nỗ lực nào nhằm cung cấp một câu trả lời cho những nghi vấn của cô ta cũng phải chịu thất bại, ông ta cũng cố gắng để cung cấp một căn bản hợp lí ngắn gọn, theo giả định, rằng nếu không làm như thế sẽ bị coi như là một hành động công kích và sẽ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn. Như đã dự kiến, Silvia không nhận thấy giải đáp của ông ta là hữu ích, và tiếp tục thể hiện sự bực tức và thất vọng, và rồi ép buộc ông ta phải trả lời. Nhà trị liệu lại phải nỗ lực nhằm trao đổi thông tin siêu hình bằng việc nói ra cái cách mà trong đó áp lực mà ông ta cảm nhận được từ cô ta càng làm cho nó còn khó khăn hơn cho ông ta phải nêu ra điều gì đó cảm thấy giúp ích cho cô ta. Khi Silvia cho biết rằng cô ta cảm thấy bị áp lực là cũng phải thực hiện, nhà trị liệu đã thấy nghi ngờ rằng cô ta đã cảm nhận cái thông tin siêu hình của ông ta như một sự buộc tội. Quan sát và thăm dò cái kinh nghiệm của người bệnh về giải pháp can thiệp của nhà trị liệu là một nguyên tắc then chốt của thông tin giao tiếp siêu hình. Trong khi phản ứng đối với thăm dò của nhà trị liệu, Silvia đã có thể nhận thức được cái cảm giác bị chỉ trích. Điều này giúp cho nhà trị liệu khởi đầu việc tách rời khỏi cái xung năng đó. Ông ta nói bậc ra về những gì là chủ ý của ông, và có thể hiểu rằng có lẽ ông ta đang phản ứng một cách tự vệ đối với cái cảm giác bị tấn công. Ông ta đóng khung các thứ dưới hình thức của một cái vòng luẩn quẩn mà cả hai đều bị mắc vào: “Ông nói, tôi không làm công việc của tôi, và tôi nói, ông không làm công việc của chúng ta.” Chính điểm này, Silvia bắt đầu mềm đi. Khởi đầu của sự liên kết đã được thiết lập xung quanh cái mục tiêu làm việc với nhau để tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ cái xung năng này.

Tâm thái của nhà trị liệu là một công cụ thay đổi

Dần dần tôi đã tin tưởng rằng khi mà thông giao tiếp tin siêu hình làm cho nhà trị liệu và bệnh nhân có thể tách ra khỏi các xung năng, nó có tác dụng như thế, không chỉ vì nhà trị liệu đã tìm thấy những từ ngữ thích hợp, mà vì những lời nói ấy phản ảnh thực tế rằng nhà trị liệu đã có thể nỗ lực để đi vào trạng thái tâm thích hợp. Hơn nữa, tôi đã tin tưởng rằng một trong những chức năng chủ yếu của thông tin giáo tiếp siêu hình về quan hệ trị liệu là để giúp nhà trị liệu nhập vào được cái tâm thái này, bằng cách nói ra những gì cảm thấy không thể nói ra (Safra and Muran 2000).

Tuy nhiên, để nói về nó như là “tâm thái của nhà trị liệu” thì có phần dễ gây hiểu nhầm. Cụm từ chính xác hơn sẽ là “trạng thái biểu hiện sự hiện hữu của nhà trị liệu.” Cái tâm được biểu hiện và sự tương tác giữa bệnh nhân-nhà trị liệu, giống như tất cả những tương tác khác của con người đều bao gồm một tiến trình của sự ảnh hưởng qua lại và sự điều chỉnh ở một mức độ có thể cảm nhận được bằng thể chất. Trọng tâm của tiến trình trị liệu này liên quan đến thông tin giao tiếp cảm xúc ở cả hai mức độ ý thức và vô thức (Safran and Muran 2000).

Để hiểu được tầm quan trọng của điểm này, nó xứng đáng để tham gia một vòng ngắn vào lĩnh vực của lý thuyết và nghiên cứu cảm xúc. Có một chuyển động đang vận hành trong các truyền thống trị liệu khác nhau nhằm phát triển một lý thuyết cảm xúc toàn diện được truyền thụ trong lý thuyết và nghiên cứu cảm xúc đương đại (ví dụ, Greenberg 1991; Safran 1987; Jones 1995; Lichtenberg 1989; Safran and Greenberg 1991; Spezzano 1993). Trọng tâm của lý thuyết này là quan điểm cho rằng những cảm xúc được bó buộc về mặt sinh học vào trong cơ thể con người thông qua một tiến trình cách mạng và chúng đóng một vai trò thích ứng trong sự sinh tồn của loài người. Các cảm xúc làm chức năng bảo vệ những mối quan tâm của cơ thể (Ekman and Davidson 1994; Frijda 1986; Spezzano 1993). Một số mối quan tâm hay những mục tiêu này được lập trình một cách sinh học (ví dụ, lòng luyến ái); trong khi những người khác thì có hiểu biết hơn. Các xúc cảm được giải thích như là một hình thức của thông tin sắp đặt hành động. Chúng cung cấp cho chúng ta các phản hồi bên trong về các hành động mà chúng ta đã chuẩn bị để thực hiện. Chúng cung cấp cho chúng ta thông tin về cái tự ngã như là một cơ chế sinh học, với một lịch sử riêng biệt, trong sự tương tác với môi trường bên ngoài. Như vậy, chúng là cốt lõi của chủ thể và ý nghĩa của chủ thể nội tại.

Thật là hữu ích khi hiểu được cấu trúc nằm dưới những chuỗi căn bản của hành vi xã hội dưới dạng các hệ thống làm động cơ thúc đẩy đã được buộc vào trong cơ thể của loài người qua một tiến trình chọn lọc tự nhiên. Các ví dụ bao gồm sự luyến ái, sự khám phá, sự hưng phấn trong tình dục, sự bay bổng và sự gây hấn (ví dụ, Bowlby 1988; Jones 1995; Spezzano 1993). Các cảm xúc thực hiện chức năng như là các tín hiệu chủ quan (hay sự giám sát theo kinh nghiệm) về cái mà những hệ thống làm động cơ hay những kết hợp của chúng là nổi trội tại bất kì thời điểm cố định nào. Các hệ thống này trở nên linh hoạt trong việc đáp ứng lại sự đánh giá (chỉ đặc trưng với một phần ý thức) của những trường hợp ngẫu nhiên trong môi trường khác nhau. Chẳng hạn, sự giận dữ xuất hiện để phản ứng lại các sự kiện được kinh qua như là một sự tấn công hay sự vi phạm. Nó thông tin cho cá nhân về sự sẵn sàng của những bộ phận trong cơ thể của người đó nhằm tham gia vào hành vi tự bảo vệ mình. Sự buồn bả xuất hiện để đáp lại sự mất mát và chuẩn bị một cách có hữu cơ để khôi phục hay đền bù những gì đã mất mát. Sợ hãi gợi lên khi những sự kiện được ghi nhận là nguy hiểm và thông tin cho các cá nhân về sự sẵn sàng của cơ thể để chống trả. Vì vậy, các cảm xúc có thể được coi như là một loại tri thức biểu hiện.

Trong khi cảm xúc cung cấp cho cá nhân sự giám sát về các khuynh hướng hành động của người đó, thì những hành vi vận động biểu cảm đi cùng với nó lại cung cấp cho người khác cái tín hiệu đang diễn ra của cùng những khuynh hướng hành động này. Trong khi tiến trình đọc các biểu hiện cảm xúc của người khác này có thể có yếu tố ý thức đối với nó, thì một mức độ lớn của nó lại diễn ra ngoài ý thức, cũng giống như cái cách mà các đánh giá cảm xúc khác diễn ra. Vì vậy, chẳng hạn, chúng ta có thể đánh giá một cách vô thức cái khuynh hướng hung hăng của người khác đối với chúng ta, và rồi cảm thấy tức giận (tức là, sẵn sàng đáp trả lại cái gây hấn đó), mà không có ý thức đầy đủ về, hoặc là cái sẵn sàng đáp trả lại của chúng ta là hung hăng, hoặc là những tín hiệu mà chúng ta đang phản ứng lại. Hơn nữa, chúng ta có thể phản ứng lại một cách vô thức đối với một khuynh hướng hành động mà người khác có thể không ý thức về nó. Như Parkinson đã cho thấy trong phần phê bình của ông về các tài liệu về vấn đề giao tiếp thông tin xúc cảm.

Các phản ứng từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác đối với những biểu hiện của người khác thì không được hòa giải bởi bất kì những kết thúc xúc cảm có ý thức nào về những gì mà những bày tỏ này cho thấy, mà đúng hơn là phần cam kết tự động và khéo léo của chúng ta trong đời sống tương quan giữa các cá nhân với nhau, cũng như là sự hòa hợp trong môi trường sống của chúng ta đối với các mặt năng động mở ra của trạng huống đó.
(1995: 279)
Việc thực hiện chức năng lành mạnh liên quan đến việc tích hợp các thông tin biểu cảm với tiến trình xử lí nhận thức ở mức độ cao hơn để hành động theo một thể thức đặt nền tảng vào nhu cầu dựa trên tính chất hữu cơ, nhưng không phải là bị bó buộc bởi hành động mang tính phản thân tự động (Greenberg and Safran 1987; Leventhal 1984; Safran and Greenberg 1991). Vì vậy, ví dụ, một cá nhân có thể ý thức về sự tức giận của mình đối với người khác, nhưng có lẽ là không khôn ngoan nếu phản ứng theo tính cách gây hấn. Tuy nhiên, đối với những cá nhân gặp khó khăn trong việc truy nhập trọn vẹn chuỗi kinh nghiệm cảm xúc của họ, sẽ bị tước đi những thông tin quan trọng. Họ có thể đè nén hoặc không huy động được một hệ thống làm động cơ thúc đẩy để có thể thích ứng trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, những cá nhân gặp khó khăn trong việc trải qua sự tức giận thì có thể sẽ không vận dụng được tính công kích thích hợp. Cá nhân nào gặp khó khăn trong việc trải qua những cảm xúc dễ bị thương tổn hơn có thể không làm thỏa mãn những nhu cầu lành mạnh để nuôi dưỡng. Kết quả thứ hai của cái tiến trình phân tách kinh nghiệm cảm xúc là có thể là có một sự tương phản giữa hành động của người đó và kinh nghiệm chủ quan của họ. Vì sự kích hoạt của một hệ thống làm động cơ thúc đẩy không phụ thuộc vào cái kinh nghiệm có ý thức của cái cảm xúc đi cùng, nên chi không phải là không phổ biến đối với mọi người khi chỉ có một phần ý thức về sự tác động mà họ có đối với người khác. Do đó, chẳng hạn, cá nhân nào tách khỏi những cảm xúc tức giận có thể tuy thế vẫn hành động một cách hung hăng và khiêu gợi sự gây hấn khi phản ứng. Loại thông tin giao tiếp không phù hợp này có thể đóng vai trò quan trọng trong ngành nghiên cứu các rối loạn tâm lý và trong các loại xung năng trị liệu đã thảo luận trước đây.   

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng một loạt các hình thái khác nhau trong ngành tâm lí bệnh học có liên quan đến các thiếu hụt về khả năng điều chỉnh các tác động (Schore 2003). Điều chỉnh tác động liên quan đến tính chất bao dung, uốn nắn, và sử dụng có tính xây dựng về chuỗi các trạng thái cảm xúc khác nhau, gồm cả những cảm xúc đau đớn hay thích thú mãnh liệt, mà không cần thiết phải tách ly khỏi chúng. Những người bắt đầu phát triển khả năng điều chỉnh tác động thông qua các tương tác của họ với những nhân vật mà họ yêu thích. Như các nhà nghiên cứu trẻ sơ sinh cho thấy, có một quá trình điều chỉnh cảm xúc qua lại liên tục giữa các bà mẹ và trẻ sơ sinh mà qua đó cả hai đều ảnh hưởng các trạng thái cảm xúc của nhau (Beebe and Lachman 2002; Tronick 1989). Trong tiến trình phát triển tinh thần khỏe mạnh, có một sự cân bằng tối ưu giữa sự tương tác và tự điều chỉnh. Có những chu kỳ khi mà người mẹ và đứa trẻ được điều chỉnh ngang bằng nhau về mặt cảm xúc và có những chu kỳ thì lại không. Khi tiến trình này bị lệch đi, sẽ có sự vượt quá giới hạn về một trong hai loại trong việc điều chỉnh cảm xúc (tức là, hoặc là vượt quá mức điều chỉnh tương tác, hoặc là vượt quá sự tự điều chỉnh). Do vậy, ví dụ, một người mẹ quá phụ thuộc vào sự tiếp xúc tình cảm với đứa con của mình sẽ dõi mắt theo đứa con trong một cố gắng để nở ra một nụ cười ngay cả sau khi nó đã ngoảnh mặt đi khỏi cái nhìn chăm chú của bà. Hoặc là, nhiều có khả năng, đứa trẻ sẽ biết rằng cha mẹ nó đang phản ứng lại các cảm giác đau khổ của nó (ví dụ, lo lắng, giận dữ) bằng những phản ứng hốt hoảng của họ (ví dụ, sợ hãi, hay quá sức giận dữ), sẽ biết cách để tự nỗ lực điều chỉnh những cảm xúc của nó theo cách của nó. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm nhận biết rằng, những cảm giác này là có thể chấp nhận được trong mối quan quan hệ đó, thì đứa trẻ sẽ không bao giờ phát triển được khả năng để tự điều chỉnh một cách lành mạnh, và sẽ không biết làm sao để có thể sử dụng các mối quan hệ trong một cách thức lành mạnh để giúp điều chỉnh các cảm giác đau đớn hoặc khổ sở.   

Trong trị liệu, khả năng của các nhà trị liệu nhằm cộng hưởng với những cảm xúc đau đớn của bệnh nhân và để chịu đựng những cảm xúc khiếp đảm và khổ sở cực độ có thể khơi dậy trong họ khi tiếp xúc với các loại xung năng đó, có thể có tác dụng nhằm chuyển hóa cho bệnh nhân trong hay của chính nó. Loại đè nén này (từ ngữ của nhà phân tâm học Wilfred Bion), mà trong đó, các nhà trị liệu xử lí các cảm xúc gợi lên trong chính họ do bởi các bệnh nhân theo một cách thức không phòng thủ, có thể là một cách thức mạnh mẽ nhằm giúp cho họ nhận biết rằng các quan hệ sẽ không tất yếu bị phá hủy bằng những cảm giác đau đớn, dữ dội, hay các cảm giác có tính cách chia li ngấm ngầm, và biết rằng chính bản thân họ có thể làm sống lại các cảm giác này. Tuy nhiên, để có thể cung cấp loại điều chỉnh cảm xúc này hay để ngăn chặn cho bệnh nhân, nhà trị liệu cần có khả năng điều chỉnh chính những cảm giác đau đớn và khó khăn của riêng mình theo một lối tiến triển. Các nhà phân tâm học luôn cho rằng, khả năng của nhà trị liệu nhằm quản lí các cảm giác khó khăn nổi lên trong chính họ trong suốt quá trình điều trị (như là cảm giác chuyển từ nhà trị liệu sang bệnh nhân) là một kỹ năng trị liệu mang tính cấp thiết. Điều đó được cho là, chúng ta phát triển cái khả năng này bằng việc trải qua quá trình tự trị liệu cho bản thân. Và trong chừng mực mà cái khả năng nhằm điều chỉnh cảm xúc phát triển thành một kết quả của những kinh nghiệm phát triển lành mạnh thì điều đó dường như là hợp lí. Tuy nhiên, chính cái kinh nghiệm của tôi đã cho rằng việc phát triển một thói quen chánh niệm liên tục đóng một vai trò vô cùng có giá trị trong việc giúp cho các nhà trị liệu cải thiện hơn nữa cái khả năng này.

Cũng quan trọng cần nhấn mạnh rằng, trong khi mà, trong nhiều trường hợp, cái tiến trình trao đổi thông tin siêu hình phục vụ chức năng kép là vừa giúp tách li khỏi cái xung năng vừa giúp nhà trị liệu thâm nhập vào tâm thái trị liệu, thì lại có một số trường hợp mà ở đó bất kì nỗ lực nào nhằm trao đổi thông tin siêu hình chỉ dẫn đến sự tăng thêm cái chu kỳ độc hại đang được dựng lên. Một bệnh nhân có thể cảm nhận được nỗ lực của nhà trị liệu nhằm trao đổi thông tin siêu hình như một hình thức của sự tự cuốn vào khuynh hướng tự yêu thích bản thân. Một bệnh nhân khác thì có thể cảm thấy nó như là một hình thức của sự hành hạ. Người thứ ba có thể cảm thấy như là sự đụng chạm hay xâm phạm. Trong những trường hợp như thế, điều cấp thiết đối với các nhà trị liệu là phải có khả năng làm việc thích hợp với những cảm giác khó khăn riêng của họ trong một cách thức xây dựng, mà không phải dứt khoát là phải thăm dò những gì đang diễn ra trong mối quan hệ trị liệu. Và ở đây cũng vậy, việc thực tập chánh niệm có thể chứng tỏ đó là việc làm vô giá.

Kết Luận

Mặc dù đã có một sự sôi động về sự quan tâm của các nhà phân tâm học trong Phật giáo trong suốt những năm của thập niên 1950 và 1960, sự quan tâm này trong một chừng mực nào đó đã diễn tiến ngầm mãi cho đến những năm gần đây. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, cuộc đối thoại giữa hai truyền thống này đã tăng lên ở mức độ chóng mặt. Cả phân tâm học và Phật giáo đều là những hệ thống trị liệu hoặc là những truyền thống trí tuệ đã mở ra sau một khoảng thời gian nào đó khi chúng đã bị đồng hóa bởi những nền văn hóa mới. Và cả hai đều đã chuyển biến những nền văn hóa đã đồng hóa chúng. Phân tâm học ngày nay thì rất khác với phân tâm học của Freud, và phân tâm học Mỹ thì rất khác với phân tâm học Pháp. Phật giáo Ấn Độ đã trải qua những chuyển biến quan trọng khi nó bị đồng hóa bởi những nền văn hóa châu Á khác và kết hợp với các truyền thống bản địa như là Lão giáo ở Trung Hoa hay đạo Bon ở Tây Tạng. Và rồi nó lần lượt chuyển biến các nền văn hóa này. Cuộc đối thoại đang diễn ra giữa phân tâm học và Phật giáo cung cấp tiềm năng nhằm làm giàu cho cả hai truyền thống. Thông qua cuộc đối thoại này, Phật giáo sẽ không tránh khỏi bị chuyển biến như nó đã từng bị khi nó vượt ra ngoài biên giới Ấn Độ rồi đi đến các nền văn hóa châu Á khác. Và phân tâm học sẽ bị chuyển biến giống như nó đã từng bị khi nó vượt ra khỏi nền văn hóa gốc của nó ở nước Áo cuối thế kỷ 19 (Safran 2003). Tiếp cận đã mô tả trong chương này cung cấp một ví dụ về quá trình chuyển biến này trong những giai đoạn đầu của nó.     

Tài liệu tham khảo
Beebe, B.and Lachmann, F.M.(2002) Infant Research and Adult Treatment, Hillsdale, NJ: The Analytic Press.
Bowlby, J.(1988) A Secure Base, New York: Basic Books.
Ekman, P.and Davidson, R.J.(1994) The Nature of Emotions: Fundamental Questions, New York: Oxford University Press.
Frijda, N.H.(1986) The Emotions, New York: Cambridge University Press.
Gabbard, G.O.(1996) Love and Hate in the Analytic Setting, Northvale, NJ: Aronson.
Gabbard, G.O.and Wilkinson, S.M.(1994) Management of Countertransference with Borderline Patients, Washington, DC: American Psychiatric Press.
Greenberg, L.S.and Safran, J.D.(1987) Emotion in Psychotherapy, New York: Guilford Press.
Jones, J.M.(1995) Affects as Process: An Inquiry into the Centrality of Affect in Psychological Life, Hillsdale, NJ: Analytic Press.
Leventhal, H.(1984) “A perceptual – motor theory of emotion,” in L.Berkowitz (ed.), Advances in Experimental Social Psychology, New York: Academic Press.
Lichtenberg, J.(1989) Psychoanalysis and Motivation, Hillsdale, NJ: Analytic Press.
Ogden, T.(1986) The Matrix of the Mind, Northvale, NJ: Aronson.
Parkinson, B.(1995) Ideas and Realities of Emotion, London: Routledge.
Safran, J.D.(2003) “Psychoanalysis and Buddhism as cultural institutions,” in J.D.Safran (ed.), Psychoanalysis and Buddhism an Unfolding Dialogue, Boston, MA: Wisdom Publications.
Safran, J.D.and Greenberg, L.S.(1991) Emotion, Psychotherapy, and Change, New York: Guilford Press.
Safran, J.D.and Muran, J.C.(2000) Negotiating the Therapeutic Alliance: A Relational Treatment Guide, New York: Guilford Press.
Schore, A.N.(2003)  Affect Dysregulation and Disorders of the Self, New York: W.W. Norton & Company.
Spezzano, C.(1993) Affect in Psychoanalysis, Hillsdale, NJ: Analytic Press.
Tronick, E.(1989) “Emotion and emotional communications in infants,”  American Psychologist, 44: 112–119.
TVN dịch

1 comment:

  1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)

    ReplyDelete