Thursday, 21 August 2014

Làm sao để dạy trẻ không nói dối



Mother with her daughter.jpg
Một nghiên cứu gần đây đề xuất rằng có thể lập chương trình để trẻ con không nói dối bằng những câu chuyện khen ngợi việc nói sự thật. Các nhà tâm lí và các nhà học thuật đều có chung quan điểm như thế.
Đây là nghiên cứu của một Giáo sư về tâm lí ứng dụng và phát triển thuộc Đại học Toronto xuất bản trên tạp chí Khoa học về tâm lí đã cho rằng, trí não của trẻ em được huấn luyện để nói lên sự thật.
Nghiên cứu cho rằng, trẻ em có thể học hỏi về tính chân thật từ những câu chuyện về tuổi thơ ca ngợi việc nói lên sự thật, hơn là những câu chuyện nói về việc trừng phạt khi nói dối.

Wednesday, 20 August 2014

Thập Mục Ngưu Đồ



THẬP MỤC NGƯU ĐỒ (十牧牛)
Ten Ox Herding Pictures (ox, bull, buffalo)

Bát Chánh Đạo



I. Duyên khởi Bát chánh đạo
Bát chánh đạo là nội dung chính của Bài Kinh Chuyển Pháp luân, mục đích xiển dương chân lí trung đạo.

A Dục Vương



A Dục Vương
Vua A dục thì không mấy ai còn xa lạ; tuy nhiên để xác định chính xác niên đại là điều rất khó khăn.

Quan điểm Phật giáo về Ngã



Quan điểm Phật giáo về Ngã (Buddhist view of self/soul)

Monday, 11 August 2014

Chánh niệm: Phương pháp thực hành trong Phật giáo


Chánh niệm là một kỹ thuật được tích hợp vào giáo lý của Đức Phật. Đây là yếu tố thứ bảy của Bát Chánh Đạo mà gói gọn những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Chánh niệm hay satisự ý thức toàn bộ về thân và tâm trong giây phút hiện tại. Đó là ý thức về cơ thể, về cảm xúc, về suy nghĩ và sự vật hiện tượng tác động đến thân và tâm.

Chánh niệm là
sự quan sát không dính mắc vào những gì đang xảy ra trong và xung quanh chúng ta trong giây phút hiện tại. Có chánh niệm nghĩa là hoàn toàn chú ý đến tất cả sự vật như-chúng-đang-là, không phản ứng hay khởi lên những suy nghĩ về những gì chúng ta cảm nhận vào lúc này. Trong việc thực hành chánh niệm, tâm được huấn luyện để duy trì trong hiện tại, cởi mở, yên tĩnh và tỉnh táo, chú tâm vào giây phút hiện tại và chấp nhận những suy nghĩ và phản ứng của chúng ta mà không phán xét.

Wednesday, 6 August 2014

Vì sao Phật lạy đống xương?


Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, một chi tiết quan trọng mà ai cũng có thể thấy được khi đọc tụng Kinh Vu lan. Đó là khi Kinh nói về Đức Phật lạy đống xương khô như sau: 

Một hôm, Đức Phật cùng chúng Tăng trên đường đi khất thực ngang qua một đoạn đường có nhiều đống xương khô ở bên đường. Ngài bèn dừng lại rồi thành kính cúi lạy đống xương. Sự việc này khiến cho cả đại chúng đều ngạc nhiên, mà càng thắc mắc hơn nữa là sau khi lạy xong, Ngài bảo A Nan hãy phân loại và sắp xếp đống xương lại cho thứ tự: đàn ông thì để theo đàn ông, đàn bà để theo đàn bà để khỏi bị lẫn lộn. Điều đó đã làm cho Tăng chúng và A Nan bối rối vì không biết làm thế nào để phân loại xương như Ngài bảo. Đức Phật nhân đó giảng dạy như sau:  

Monday, 4 August 2014

LỄ THÁNG BẢY



Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. (Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh - Nguyễn Du).

Cứ đến tháng bảy là trời đổ mưa không dứt. Những cơn mưa nặng hạt cứ tiếp nối nhau mãi không thôi. Mưa não nề tha thiết làm cho cảnh vật càng thêm da diết thê lương. Các loài muôn thú vì thế không thể tìm kiếm miếng ăn trong cái không gian lạnh ướt ấy ẩn mình trong những tàng cây cổ thụ, trong hang hốc của núi rừng, cất lên những tiếng kêu bi thương để gọi nhau. Trong cái không gian và thời gian u tịch ấy, những oan hồn như đang chờ để trở về với thế giới nhân gian, nơi mà những món nợ ân tình còn chưa trả hết. Họ tìm nhau qua những âm thanh của tiếng gọi hồn, ru hồn bằng những lời ca, câu kinh, tiếng kệ, những lời khấn nguyện trong màng đêm u huyền, hay những buổi chiều ảm đạm... Xa xa, tiếng ai thì thầm nghe như khóc than, ai oán.