Như vậy là Thánh địa Bồ Đề Đạo
Tràng cuối cùng cũng đã bị nhóm khủng bố Hồi giáo tấn công vào rạng sáng chủ Nhật
ngày 7.7.2013 tại Ấn Độ. Bọn chúng đã cài đặt những quả bom tự chế khắp nơi, từ
bên trong Đại Tháp, xung quanh tháp và ra đến cả khu vực bên ngoài và bến xe. Có
9 vụ nổ đã liên tiếp diễn ra vào lúc 5h sáng đã khiến nhiều người bị thương.
Tuy nhiên, vụ đánh bom này không khiến Thánh tích bị hư hoại nhiều, chỉ có vài
cánh cửa bị bể, những bực thềm bị vỡ, vài trụ đá bị gãy, và cây Bồ đề linh
thiêng chỉ rơi rụng lá. Quả bom cài đặt bên trong Đại tháp, nơi có tôn trí bức
tượng Đức Phật Đại giác đã không nổ và đã được nhóm chống khủng bố tháo gỡ kịp
thời.
Nói ‘như vậy’ là để nói lên rằng,
những đe dọa khủng bố đã liên tiếp diễn ra kể từ năm ngoái, mà cụ thể là sau
khi có những xung đột sắc tộc xảy ra giữa cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo ở Miến
Điện và những người Phật tử địa phương ở vùng ráp gianh với Bangladesh, khiến
cho những người Hồi giáo cực đoan trên thế giới lên kết hoặch trả thù, mà trớ
trêu là trước đó, họ kêu gọi hảm hại người Phật tử ở Ấn Độ, nơi mà Phật tử chỉ
là thiểu số, và Hồi giáo thì rất đông. Đỉnh cao của vụ việc này là một người Phật
tử người Tây tạng bị giết tại Bangalore, miền Nam Ấn Độ, khiến cho cảnh sát phải
huy động đến 10 ngàn cảnh sát một ngày để bảo vệ. Tuy nhiên, trước đó, đe dọa
đánh bom Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng đến khi một số thanh niên Hồi giáo cực đoan
tại Bangladesh tự họa vẽ một số hình ảnh phản cảm đối với Hồi giáo, rồi upload
lên trang mạng xã hội facebook, và vu khống cho người Phật tử đã tạo ra chúng,
khiến cho cộng đồng Hồi giáo tức giận và hứa sẽ trả thù; mà thiệt sự ngay sau
đó, những người Hồi giáo tại đất nước này đã đồng loạt đốt cháy hàng loạt các
ngôi chùa ở đây, nơi Phật tử chỉ là thiểu số và rãi rác vài ngôi làng ở
Bangladesh mà thôi. Cuộc tấn công những người Phật tử Bangladesh hung bạo đến nổi
rất nhiều người Phật tử này phải tìm đường lánh nạn sang Miến Điện.
Thật ra, ý đồ tấn công Bồ Đề Đạo
Tràng đã có từ trước, ít nhất là khi kẻ khủng bố có tên là David Headley
người
Pakistan quốc tịch Mỹ, người kết nối chặt chẽ với loạt khủng bố kinh hoàng tại
thành phố thương mại Ấn Độ sầm uất Mumbai năm 2008 bị bắt đã khai rằng, tổ chức
khủng bố có tên là the LeT ở Pakistan đã chuẩn bị một cuốn băng video sửa
soạn cho việc khủng bố Bồ đề đạo tràng. Rồi một kẻ khủng bố thành phố Hyderabad
năm ngoái hiện đang bị bắt giữ cũng khai rằng, kế hoặc tấn công Bồ đề đạo tràng
đã có từ trước. Trong làn sóng khủng bố đó, chính quyền Delhi đã gởi đi nhiều cảnh
báo cho chính quyền bang Bihar về đe dọa khủng bố Bồ đề đạo tràng, và gần đây
nhất là trước vụ này 2 tuần, nhưng tất cả đều bị chính quyền này bỏ qua.
Cuộc tấn công khủng bố diễn ra như đã
lượt thuật trên như thể là không có điều gì cản trở chúng cả và nhiều người sẽ
thắc mắc là thế thì vai trò an ninh của một quốc gia đặt ở đâu. Thật sự, khi
nói đến điều này, những ai ở Ân Độ lâu cũng đều hiểu được vấn đề an ninh ở Ấn Độ
lỏng lẻo như thế nào. Nói thế không có nghĩa là Ấn Độ không có lực lượng an
ninh mạnh mẽ, nhưng vì tính cách làm biếng và dễ dãi của họ đã bỏ qua hầu hết
những mối đe dọa. Hơn nữa, họ có thói quen là chỉ làm việc tích cực và rầm rộ
chỉ vài ngày sau khi sự việc đã xảy ra, rồi sau đó mọi việc cứ tiếp tục chìm
vào quên lãng và ai cũng làm và sống theo thói quen của mình. Tuy nhiên, những
người có trách nhiệm thường đưa ra nhiều lời giải thích nhiều khi nghe cũng phải
thông cảm đó là, làm sao để đề phòng những âm mưu âm ỉ và lâu dài khi cuộc sống
vẫn cứ diễn ra bình thường như thế! Kiểu giải thích như thế là khó chấp nhận
khi mà họ có đủ mọi sức mạnh và lực lượng mà rồi cứ như thể làm ngơ cho kẻ thù
cứ gây bao tai ương đau khổ cho người dân vô tội.
Thật ra mà nói thì Ấn Độ còn có một
khó khăn đáng kể nửa là, hầu hết những nước láng giềng của họ đều có thể nói là
những người đối đầu với họ! Đây có thể coi là sự thất bại to lớn về mặt ngoại
giao của Ấn Độ. Ngay như một đất nước nhỏ như Srilanka, là nước theo đạo Phật
đa số cũng đối đầu với Ấn Độ và rồi chạy theo Trung quốc để nương nhờ vì trước
đó Ấn Độ có những động thái ‘hành hung’ với họ khi một ngư dân Ấn Độ bị giết
trên vùng biển giao thoa giữa Ấn Độ và Srilanka. Ngoài ra, nội tình đất nước Ấn
Độ vẫn còn nhiều bất ổn và rối rắm. Mặt dù, Ấn Độ đã chia ba đất nước để phân
chia những người Hồi giáo đi về 2 phía là Pakistan và Bangladesh, tuy nhiên dân
số theo đạo Hồi ở Ấn Độ vẫn còn khá lớn; mà tổ chức Hồi giáo ở đây luôn tồn tại
một tổ chức khủng bố đặt dưới tên gọi là những người thánh chiến Hồi giáo Ấn Độ
(Indian Mujahideen-IM). Tổ chức này được luôn chịu sự tư vấn và quân sư từ tổ
chức khủng bố từ Pakistan.
TVN.
Tham khảo:
No comments:
Post a Comment