Sau 10 ngày tham dự khóa tu, thực sự cũng vất vả nhưng biết thêm được nhiều điều và cảm thấy an lạc hơn! Đây cũng chỉ là khóa tu “vỡ lòng” (Introduction-to-Buddhism-Course) dành cho những người mới bắt đầu thôi. Tuy thế nó không chỉ vừa vỡ lòng mà còn nhiều hơn thế và có thể là khá cao nữa!
Có thể nói khóa tu đã diễn ra suông sẻ và tốt đẹp. Điều làm tôi ngỡ ngàng và kính phục nhất đó là vị thầy giảng dạy trong suốt khóa tu. Ông là một nhà sư Tây Tạng người Úc (Ven.Tony Beaumont) nhưng sống ở tu viện này khá lâu và được xem là vị thầy thường trụ (resident teacher). Ông là người Úc nhưng nói tiếng hơi khó nghe, phải chú ý lắm mới theo giỏi được những điều giảng dạy của ông. Đây cũng chính là điều làm tôi rất bất ngờ vì chưa bao giờ nghĩ rằng giọng Úc nói khó nghe đến thế. Hầu hết những người tôi gặp họ đều nói tiếng Anh dễ hiểu, và có thể nói là giọng Úc được xem là dễ nghe. Cho nên đây cũng là điều quan trọng cần biết khi tham dự khóa tu này.
Có thể nói khóa tu đã diễn ra suông sẻ và tốt đẹp. Điều làm tôi ngỡ ngàng và kính phục nhất đó là vị thầy giảng dạy trong suốt khóa tu. Ông là một nhà sư Tây Tạng người Úc (Ven.Tony Beaumont) nhưng sống ở tu viện này khá lâu và được xem là vị thầy thường trụ (resident teacher). Ông là người Úc nhưng nói tiếng hơi khó nghe, phải chú ý lắm mới theo giỏi được những điều giảng dạy của ông. Đây cũng chính là điều làm tôi rất bất ngờ vì chưa bao giờ nghĩ rằng giọng Úc nói khó nghe đến thế. Hầu hết những người tôi gặp họ đều nói tiếng Anh dễ hiểu, và có thể nói là giọng Úc được xem là dễ nghe. Cho nên đây cũng là điều quan trọng cần biết khi tham dự khóa tu này.
Thực sự mà nói để theo được khóa tu này người tu cần phải “rất giỏi” tiếng Anh, bởi vì hầu hết những người tham dự điều là người bản xứ hoặc nếu không thì phải nói là tiếng Anh của họ không chê vào đâu được, còn không thì tham dự khóa tu cũng chỉ đạt được một phần nào đó hoặc là rất nhỏ. Điều này muốn nói rằng, điểm nổi bậc trong khóa tu này là vị thầy và bài giảng của ông, chứ không phải là việc thực tập thiền. Thiền ở đây cũng chỉ là ở mức độ căn bản và bình thường mà thôi. Hơn nữa, người hướng dẫn thiền lần này không xuất sắc cho lắm. Ông (anh) ta không nói tiếng Anh tốt lắm, do đó nhiều khi khiến cho mọi người cười xòa vì những giải thích không mấy thích hợp và có khi lại bị hiểu nhầm rất buồn cười; với lại ông ta không nghiêm khắc, nhiều khi rất dễ dãi khiến cho những giờ tu tập không được trọn vẹn. Ông cũng hay bị cuốn theo những câu hỏi khúc mắc và tự ái khi cố trả lời những câu hỏi đó nên làm cho thời gian thực tập bị giảm thiểu.
Trở lại vị thầy chính giảng dạy cho khóa tu. Ông là một vị thầy khả kính, điềm đạm, sâu sắc, am hiểu, sắc xảo trong việc trả lời tất cả các câu hỏi đặt ra. Ông cũng rất khéo léo trong việc vận dụng Phật học vào tất cả các lĩnh vực như tâm lí, xã hội, tâm linh, tôn giáo, chính trị, triết lí, đời sống gia đình, quan hệ xã hội vv, điều mà hầu như tất cả các học viên đều rất tò mò và muốn tìm hiểu. Họ cũng đặt ra rất nhiều những câu hỏi hóc búa vì những bất đồng về mặt tư tưởng và những quan điểm trái chiều giữa các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Nhìn chung vị thầy đã làm hài lòng những quan điểm của họ. Nói thế không có nghĩa là không có những người “ương nghạnh” vì họ đã được giáo dục trong những môi trường hoàn toàn khác biệt và suy nghĩ của họ cũng đã bị “nhồi sọ” từ rất lâu rồi, rất khó để tháo gỡ. Tuy nhiên từ những tò mò này sang những tò mò khác, cuối cùng họ cũng phần nào vỡ lẻ ra rằng vẫn còn những tư tưởng rất đặt biệt!
Đa số những người tham dự khóa tu đều còn rất trẻ. Họ có tuổi khoảng từ 19 đến 35. Theo thống kê của trung tâm vào năm 2009 cho thấy, số học viên sinh năm 1986 chiếm tỉ lệ cao nhất và hơn hẳn các năm khác. Các năm kế cận cũng chiếm tỉ lệ khá cao, còn lại là rất thấp. Những người trẻ tuổi tham dự khóa tu đều rất năng động, sôi nổi. Một phần là do tò mò muốn tìm hiểu đạo Phật, một phần là mong muốn tìm kiếm sự an lạc nào đó cho tâm hồn và đạo Phật có thể giúp ích họ được điều gì đó. Tuy nhiên khi mới bước vào khóa tu, điều khiến cho họ buồn chán nhất là thời khóa thì cứ lặp đi lặp lại không có mấy hấp dẫn, với lại còn phải giữ im lặng tuyệt đối nên đã là rào cản lớn nhất đối với họ. Nhiều người tự nghĩ là phải “xuống núi” thôi, chẳng có gì hấp dẫn. Hơn nữa những bài giảng cũng như những khái niệm của đạo Phật là cái gì còn quá xa lạ đối với họ và có khi là không chấp nhận được. Nhiều người nghĩ rằng, nó thực sự khác hẵn với những gì họ được biết trước khi tham dự. Nói chung là họ thất vọng.
Theo tôi biết, đa số những người tham dự khóa tu đều không phải Phật tử. Họ là người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau như Thiên Chúa giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, và những người không bày tỏ niềm tin đối với tôn giáo nào. Hầu hết các tôn giáo này đều bày tỏ niềm tin tuyệt đối với Thượng đế. Họ không có những khái niệm như luân hồi, tái sinh, nghiệp báo vv, hoặc có thì cũng rất khác với đạo Phật. Tuy nhiên việc kết hợp giữa giảng dạy, thực hành thiền và thảo luận dần dần đã thích nghi họ, mà điều đặt biệt nhất và quan trọng nhất đó vẫn là những bài thuyết giảng và giải thích khéo léo cũng như đưa ra rất nhiều những ví dụ thực tế từ xưa đến nay đã hoàn toàn thay đổi nhận thức của họ. Điều tôi muốn nói ở đây là không phải là kiến thức uyên bác của vị thầy mà chính là chất tu của vị thầy đã làm họ xúc động. Lẽ dĩ nhiên là sự am hiểu sâu sắc về giáo lí là vấn đề căn bản. Ông đã cho thấy sự mềm dẽo trong việc vận dụng kinh nghiệm ở đời và Phật học đã làm cho buổi học rất say sưa và thu hút. Ông cũng không cho thấy sự cố gắng trong cách giải thích của ông. Ông luôn sẵn sàng nói rằng, "I don’t know!" một khi vấn đề nào đó thực sự là khó trả lời và rất khó để đưa ra một trả lời dứt khoát. Đa số những câu trả lời của ông đều khiến mọi người phải suy nghĩ nhiều để tìm lời giải đáp cho chính mình chứ không phải là giải thích thấu đáo nó để rồi học viên không còn gì để suy nghĩ nữa. Ông cũng không dừng lại trong việc giải thích của mình mà luôn luôn hỏi ngược lại người đó để tìm kiếm và giải tỏa hết những khúc mắc của của người đó cũng như là làm sáng tỏ vấn đề càng nhiều càng tốt.
Vị thầy cũng không tỏ ra cho thấy sự hối tiếc nào trong cuộc sống tu tập của ông. Ông cũng hoàn toàn không cho thấy sự khó chịu hay giận hờn nào với bất kì ai hay đối với câu hỏi nào. Điều này rất dễ xảy ra với bất kì ai trong một khóa tu học lâu dài như vậy bởi vì ở đây vị thầy chỉ có chức năng giảng dạy, hướng dẫn tu tập mà không có chức năng trong việc điều phối giảng dạy, điều hành tổ chức hay điều khiển lớp học gì cả. Điều này cũng đã cho thấy còn có rất nhiều vấn đề trong việc điều hành và tổ chức tu.
TVN, McleodGanj, 4.8.2012.
No comments:
Post a Comment