Friday, 20 July 2012

Thay đổi cách nhìn là thay đổi cuộc đời

Tiếng Anh có câu, “Change your attitude change your life”.
Thái độ chính là sự biểu hiện của tâm. Tất cả mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều do tâm làm chủ và tạo tác. Do đó nếu tâm trong sáng lành mạnh khôn ngoan thì sẽ chỉ đạo cho thân hành động đúng đắn tốt đẹp, ngược lại thì khổ đau.

Ai cũng muốn mình có một cuộc sống đàng hoàn tốt đẹp, có ích, làm được nhiều việc, giỏi giang vv. Tuy nhiên nếu chỉ muốn như thế mà chưa bao giờ biết cách chỉ đạo tâm mình cho đúng đắn, kiểm soát tâm mình cho ngay thẳng để hành động cho đúng thì là không thực tế. Do đó mà thường hành động sai trái, gây cản trở khó khăn cho bao nhiều người khác.
Thay đổi thái độ trước hết đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn. Thông thường để có quyết định đúng đắn chúng ta cần có hiểu biết, có kiến thức. Tuy nhiên không ai có đủ kiến thức để xử lí nhiều tình huống khác nhau, do đó mà chúng ta thường cần đến những người khác giúp đỡ chẳng hạn như bạn bè, đồng nghiệp, người thân, người thư kí, nhà tư vấn vv. Còn nếu ai đó độc tài cho quyết định của mình thì thường có kết quả sai trái, hoặc là có quyết định đúng quyết định sai. Quyết định đúng thì không nói gì, quyết định sai thì thường rất tai hại, khó sửa chữa, khó thu hồi. Không ai một mình có thể làm được nhiều việc mà không cần sự trợ giúp của nhiều người khác. Do đó trong thành công thường có rất nhiều người đi kèm mà chúng ta thường mang ơn họ. Đây là nguyên tắc của Duyên Khởi (DK). Không một cái gì diễn ra mà không có sự liên hệ từ nhiều nhân và duyên khác nhau. Hiểu giáo lí DK sẽ cho chúng ta một nhìn nhận đúng, quyết định đúng. Trong giáo lí DK, không có một cái ngã riêng biệt độc lập, không có một cá nhân riêng rẻ đơn thuần. Do đó nếu ai đó tuyên bố đó là thành công của riêng tôi, đó là do tôi làm do tôi quyết định. Nói chung là cái gì của của tôi, do tôi và tự ngã của tôi thì người đó không hiểu giáo lí đạo Phật. Hoặc nếu họ là Phật tử thì họ là những người cố tình làm trái do vì bản ngã quá cao. Tất nhiêu là hậu quả sẽ không tốt đẹp.
Có lần có một Thầy nọ mới cắt cử trông coi việc tu học sinh hoạt ở một ngôi chùa nọ. Vị chánh đại diện của ngôi chùa này tỏ ra hống hách ngang ngược. Lúc nào ông cũng tỏ ra là người quan trọng nhất, có công nhất. Bửa nọ ông nói rằng cái ngôi chùa này do chính tôi xây tôi làm cả, không có tôi thì không có được như ngày hôm nay; nào là khang trang rộng rãi, cột chùa thì to gần bằng người ôm vv. Vị Thầy mới cử đến này nghe thế liền bảo rằng, ông nói là ngôi chùa này do ông làm nên vậy tôi hỏi ông ông có cúng dường đồng nào không? Ông ta nói rằng nếu tôi không kêu gọi, không bỏ công ra để đi xin tiền thì làm gì có tiền mà xây, mà tiền là quan trọng nhất. Rồi vị Thầy hỏi, vậy chứ những cây cột trụ trong chùa này là do ông tự khiên đến đây à? Ông có tự khiên đến được không hay là phải nhờ vào những con bò kéo đến (lúc đó thường chỉ dùng bò kéo). Ông trưởng ban hộ tự lúc đó ấm ức lắm.
Như vậy thì ở đây không riêng gì sự đóng góp của vô vàn vị Phật tử mà còn có sự trợ giúp lớn lao của súc vật nữa. Liệu vị chánh đại diện đó có đủ năng lực như thế? Tất nhiên là để xây dựng một ngôi chùa thì có rất nhiều sự giúp đỡ, người bỏ công người giúp của mà thành. Cũng không phủ nhận những người quản lí điều hành kêu gọi. Do đó chúng ta thấy có rất nhiều nguời đóng góp mà thật khó để cho rằng ai đó là quan trọng nhất. Chính cái nhận thức sai trái này đã làm hại nhau. Rất khó để có thể cân đong đo đếm ai là quan trọng nhất, mà phải nói tất cả đều quan trọng thôi.
Phật giáo cần nhất là sự nhận thức đúng đắn. Cần phải đào luyện cái tâm mình. Ở đời có sự đào tạo tri thức mà chưa đào tạo cái tâm. Nói chính xác là chưa chú trọng đến việc phát triển cái tâm. Tuy nhiên để phát triển cái tâm thì chúng ta phải có hiểu biết về Phật Pháp, vì tất cả những giáo lí này là nhằm để luyện cái tâm (thế nào là tâm?). Liên quan đến cái tâm thì xã hội bên ngoài ít quan tâm hoặc chưa quan tâm. Do đó học giáo lí rồi tu tập là cách phát triển về mặt trí thức và tâm.


No comments:

Post a Comment