Hôm nay, ngày 10 tháng 11 năm Quý Tỵ 2013,
chùa Khải Đoan chính thức đón nhận tôn tượng Phật Thích Ca mới để tôn trí tại cây Bồ
đề lịch sử của chùa, thay thế cho tượng Thích Ca cũ nhằm tạo diện mạo mới sau công trình đại trùng tu. Đây là tôn tượng Thích Ca bằng
đá trắng được khai thác từ Nghệ An rồi chuyên chở vào Đà Nẵng, Non
nước - Ngũ Hành Sơn để tiến hành đục chạm. Sau 3 tháng thi công, tôn tượng đã hoàn tất.
Được biết, đây là tôn tượng do ông
Đỗ Đức Thông và mẹ ông phát tâm cúng dường. Ông Đỗ Đức Thông hiện là Giám đốc
Công ty Cổ phần Xây dựng Đăk Lăk, là công ty chịu trách nhiệm tổng tư vấn và giám
sát công trình Đại trùng tu chùa Khải Đoan. Ông Thông không chỉ phát tâm cúng
dường tôn tượng, mà còn cúng dường mọi công cán của các kỹ sư tham gia giám sát
thường trực công trình xây dựng chùa.
Sở dĩ nói rằng, cây Bồ đề chùa Khải
Đoan là cây Bồ đề lịch sử là vì đây là cây Bồ đề được chiếc ra từ cây Bồ đề
linh thiêng được trồng tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan và do đức Narada, Hội trưởng Hội Phật học
thế giới mang sang Việt Nam và tặng cho một số chùa trong đó có chùa Khải Đoan
trong chuyến viếng thăm và hoằng pháp vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.
Để biết rõ hơn về nguồn gốc cây Bồ đề này, chúng ta hãy điểm
qua vài chi tiết về xuất xứ của nó. Số là, từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, một
nhánh cây Bồ đề được chiếc từ cây Bồ đề mẹ tại Bồ đề đạo tràng nơi Phật Thích Ca
thành đạo tại Ấn Độ, rồi được ngài Mahinda là sứ giả của A Dục vương đại đế đem
sang cúng dường cho vua Tích Lan lúc bấy giờ và tồn tại mãi cho đến ngày hôm
nay. Cây Bồ đề tại Tích Lan được nhiều người Tích Lan xem là cây Bồ đề linh
thiêng nhất là vì, theo họ, cây Bồ đề gốc tại Ấn Độ đã bị hủy hoại trước đó rất
lâu. Sau này, một nhánh cây Bồ đề này đã được chiếc ra và đem từ Tích Lan qua Ấn
Độ để trồng lại.[1]
Lịch sử cây Bồ đề tại Bồ đề đạo tràng cũng từng trải qua nhiều
biến cố thăng trầm, và có khi tưởng như đã tuyệt diệt, nhưng chính sự mầu nhiệm
đã khiến nó hồi sinh và đứng vững mãi cho đến ngày nay tuy dáng vẻ có phần già
nua và suy yếu. Lịch sử ghi lại rằng, khi vua A Dục chưa quy y Phật, ông là một
bạo vương, chỉ biết dùng sức mạnh quyền lực để cai trị và chinh phạt các xứ sở.
Ông thấy cây Bồ đề nơi Phật thành đạo được mọi người sùng kính, lễ bái, nên
sanh tâm ganh ghét. Vợ ông là hoàng hậu đương triều cũng nhiều lần can gián và
khuyên ông nên đến đó lễ bái để hóa giải nhiều tội lỗi mà ông đã gây tạo trong
chiến trường cũng như trong nhiếp chính. Sự can gián cũng một phần khiến ông càng
nổi máu anh hùng sân si. Bản thân ông lại là một người Bà-la-môn nên không ưa
chi Phật giáo. Ông sai lính chặt phá và đốt toàn bộ cây Bồ đề thành tro tàn.
Ông còn tuyên bố rằng, nếu Phật linh thiêng thì hãy cho ông thấy thứ gì để ông
có thể tin. Trong lúc đốt cháy, cây Bồ đề đã phát ra nhiều ánh hào quang rực rỡ.
Đêm đó ông nằm mơ thấy chư Thiên đến báo rằng, nếu lấy sữa tươi tưới vào chỗ
cây Bồ đề thì sẽ có nhiều điềm lành. Sáng sớm hôm sau, ông cho người mang sữa tưới
vào chỗ gốc cây Bồ đề, bổng nhiên, cây Bồ đề đâm chồi và mọc lên trở lại. Đó
cũng là một trong những nguyên do khiến cho vua A Dục sau đó trở thành Phật tử,
và ông được gọi là A Dục vương chánh pháp (Dharmasoka), tức là lấy từ bi và
chánh pháp để cai trị.
Theo sử kí của ngài Huyền Trang, sau khi trở thành Phật tử, để
sám hối tội lỗi của mình gây tạo, vua A Dục thường xuyên đến cội Bồ đề để cầu
nguyện, lễ bái, tu tập. Nhiều lần ông đi và ở đó cả tháng mới trở về. Bà hoàng
hậu vì thế đã ghen tức nên âm thầm sai người đến đó để chặt phá và đốt cháy
toàn bộ cây Bồ đề như ông đã từng làm. Nhà vua đau lòng nên cũng lấy sữa tưới lên
chỗ cây Bồ đề thì cây Bồ đề cũng mọc lên trở lại, mà lại còn xanh tươi hơn nữa.
Rồi ông cho xây bức tường rào cao 3m xung quanh để bảo vệ. Sau này, khi vương
triều Maurya của A Dục đã sụp đổ, kế tục là vương triều Sunya, vua Pusyamutra cũng
cho quân đến phá hủy cây Bồ đề. Sau đó, một nhánh cây Bồ đề được mang từ Tích
Lan để thay thế. Vào thế kỉ thứ 6 sau CN, vua Sasanka, một ông vua Hindu bạo
tàn, lại cho quân phá hủy cây Bồ đề. Rồi một nhánh khác lại được đem đến để trồng
lại như nguyên thủy lúc ban đầu bởi vua Purvavarma của nước Ma-kiệt-đà
(Magadha), là một ông vua sùng kính Phật giáo. Vua Purmavarma cho xây bức tường
rào cao 7.3m để bảo vệ. Sau này, khi ngài Huyền Trang sang chiêm bái, bức tường
rào vẫn còn và ngài đo đạt được với chiều cao là 6.1m. Vào năm 1876, cây Bồ đề
này đã bị một trận cuồng phong làm cho hủy hoại nên sau đó đã được nhà khảo cổ
học lừng danh người Anh là ông Alexander Cunningham cho trồng lại, và hiện nay
cây Bồ đề này đã được 137 năm tuổi.[2]
Nếu như đặt sự kiện trồng một nhánh cây Bồ đề có những nguồn gốc
như thế trong thời điểm hiện nay thì không có gì ghê gớm lắm, và cũng có thể nói là
bình thường, tuy nhiên, sự kiện chùa Khải Đoan được tiếp nhận và trồng cây Bồ đề
như thế tại cao nguyên Đăk Lăk này vào khoảng thời gian đó là sự kiện rất
hy hữu và đáng được ghi nhớ. Điều đó đã đem lại niềm tin, sự vững chãi và niềm tự
hào cho bao nhiêu người lúc bấy giờ tại vùng đất này và mãi cho đến ngày hôm
nay. Với những năm tháng đó, việc đi lại giữa các quốc gia đã là vô cùng khó khăn,
chưa nói đến việc hoằng pháp xuyên quốc gia như ngài Narada của những năm giữa
thế kỉ 20 như thế.
TVN.
TVN.
[1]
Danuse Murty, “Story of the Bodhi Tree”,
produced by Buddhist Council of New South Wales.
[2]
Chan Khoon San, Buddhist Pilgrimage
(Malaysia: Subang Jaya Buddhist Association), p. 81-2.
Dịch vụ son gia da,son gia go của công ty sơn giả đá KIM THẢO sẽ đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
ReplyDeleteLiên hệ chúng tôi để được tư vấn một cách tốt nhất son gia da,son gia go
Địa chỉ: Số 25 Đường Bến Lội, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM
Điện thoại: 08 66 76 4641 - Hotline: 0903 976 653
Đẹp thật, cảm ơn bạn chia sẻ <3. À, nếu bạn có nhu cầu đặt mua Bàn Thờ Treo Tường thì ghé mình nhé, tham khảo trang http://bantho.vn nhé, cảm ơn mn, <3
ReplyDelete